Điều trị nám da bằng laser có nhiều nhược điểm cần lưu ý để có kết quả như mong muốn
Dùng nước ion kiềm để trị ung thư - Cách đi nhanh hơn đến cửa tử
Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo cách bảo quản tôm trong tủ lạnh an toàn nhất
Cách kiểm tra lò vi sóng có bị rò rỉ bức xạ hay không bằng điện thoại đơn giản
ThS-BS Trình Ngô Bỉnh - Bộ môn Da liễu thuộc Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nám da hình thành sau quá trình tăng sinh hắc sắc tố melanin quá mức bên dưới da có thể theo từng mảng hoặc đốm nhỏ. Để điều trị nám khá kỳ công và cần nhiều thời gian thực hiện. Vì thế việc lựa chọn được phương pháp phù hợp và đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng.
Theo ThS-BS Trình Ngô Bỉnh chia sẻ, hắc sắc tố melanin được sản xuất bởi tế bào melanocyte nằm ở hạ bì da. Khi xuất hiện các kích thích tăng sinh, tế bào này sẽ hoạt động và dẫn melanin đến các tế bào xung quanh và dần dần sẽ di chuyển lên bề mặt da. Đối với nám có khá nhiều nguyên nhân có thể do di truyền hay biến đổi hormon, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị rối loạn nội tiết...Hay cũng có khi do sự tác động của ánh sáng mặt trời bởi các tia UV có thể kích thích sản xuất melanin trong da, dẫn đến việc hình thành nám da.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp cũng gây nám da vì một số loại mỹ phẩm chứa các hợp chất có thể làm da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, từ đó góp phần vào việc hình thành nám da. Các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí cũng có thể góp phần vào việc tạo ra nám da.
Để cải thiện tình trạng này, nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị nám da bằng laser. Theo đánh giá của ThS-BS Trình Ngô Bỉnh, laser là một công nghệ tiên tiến có khả năng tác động chính xác vào melanin, chất gây ra sắc tố da, nằm trong các túi melanosome trên da mà không gây tổn thương cho các cấu trúc da xung quanh. Điều này giúp loại bỏ hoặc làm nhạt các vết nám một cách hiệu quả mà không gây ra các tác động phụ đáng kể.
Tuy nhiên đây là phương pháp có yêu cầu số lần điều trị nhiều. Để đạt được kết quả tốt nhất, thường cần phải thực hiện một loạt các buổi điều trị, đặc biệt là với các trường hợp nám da nặng.
Phương pháp điều trị bằng laser có thể đòi hỏi chi phí đáng kể so với các phương pháp khác. Cần thời gian hồi phục sau quá trình điều trị, có thể xuất hiện các tác động phụ như đỏ da, sưng tấy, và da mỏng yếu. Việc phục hồi có thể mất một khoảng thời gian nhất định.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, phương pháp bắn laser làm mờ nám theo thời gian, nhưng không tác động vào quá trình sản xuất melanin. Do đó, sau khi điều trị, nếu vẫn tiếp xúc với các yếu tố gây nám, melanin vẫn sẽ được sản xuất và có thể bị nám trở lại. Vì vậy, việc trị nám bằng laser có hiệu quả, nhưng hiệu quả này không phải kéo dài mãi mãi và không thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây nám.
Ngoài ra phương pháp này không phải ai cũng có thể áp dụng như người có nhiều mụn viêm hoặc vết thương hở trên mặt; Vùng da điều trị đang nhiễm trùng; Người có làn da dễ phản ứng với ánh sáng mạnh; Người đang trong quá trình điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị; Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Sau khi điều trị nám da bằng laser, da thường trở nên mỏng và yếu hơn, có thể xuất hiện phản ứng viêm. Thế nên, ThS-BS Trình Ngô Bỉnh khuyến cáo nên tuân thủ chặt chẽ các bước chăm sóc da, đặc biệt là bảo vệ da để duy trì kết quả tốt sau điều trị.
Da cần được làm sạch. Nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn, nhưng tránh chà xát mạnh để không làm tổn thương da. Cung cấp độ ẩm cho da để ngăn chặn tình trạng bong tróc và nhanh chóng hồi phục. Việc lựa chọn sản phẩm phục hồi cần tập trung vào bản thành phần lành tính và có khả năng giảm nhạy cảm. Ngoài ra các yếu tố chống oxy hóa và ngừa thâm cũng nên chú ý vì làn da dễ tăng sinh melanin nếu không chăm sóc đúng cách.
Sử dụng kem chống nắng để ngăn chặn thâm sạm sau điều trị và bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Với làn da đang nhạy cảm sau laser hãy ưu tiên lựa màng lọc chống nắng an toàn: Zinc Oxide, Titanium Dioxide… Hai màng lọc này được FDA - Hoa Kỳ công nhận với khả năng chống nắng phổ rộng, không gây bí… Ngoài ra cũng có thể xem xét các thành phần giúp phục hồi da như Vitamin E, Panthenol, chiết xuất thực vật để hỗ trợ làm dịu da sau laser.
Ăn uống giàu vitamin và chất chống oxy hóa giúp da phục hồi nhanh chóng và duy trì làn da khỏe mạnh. Việc chăm sóc sau laser đóng vai trò vô cùng quan trọng đến hiệu quả điều trị nám. Bởi vì, nếu quá trình này thực hiện không đúng và đủ, nguy cơ tăng sinh nám mới là rất lớn. Với kinh nghiệm điều trị phong phú, ThS-BS Trình Ngô Bỉnh cho biết có rất nhiều trường hợp nám tăng sinh nặng hơn sau điều trị bởi vì chăm sóc và bảo vệ không đúng cách. Chính thế nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt và chăm da theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp điều trị nám da bằng laser là một trong những lựa chọn hiệu quả và an toàn được khá nhiều bác sĩ da liễu. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín và chuyên gia có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, sau quá trình điều trị, việc chăm sóc da đúng cách và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho da.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12670-1:2020- IEC 60825-1:2014 về an toàn sản phẩm laser- Phần 1: Phân loại thiết bị và các yêu cầu Tiêu chuẩn này quy định an toàn của các sản phẩm laser phát bức xạ laser trong dải bước sóng từ 180 nm đến 1 mm. Tiêu chuẩn hướng dẫn sản phẩm laser một bước sóng, có dải phổ của phát xạ đủ hẹp sao cho các AEL không thay đổi, được ấn định cho một cấp khi bức xạ laser tiếp cận được, được đo trong các điều kiện thích hợp với cấp đó, vượt quá AEL(Giới hạn phát xạ tiếp cận được phép trong phạm vi cấp cụ thể của sản phẩm) của tất cả các cấp thấp hơn nhưng không vượt quá cấp được ấn định đó. Bức xạ nhiều bước sóng thì sản phẩm laser phát ra hai hoặc nhiều bước sóng trong các vùng phổ được thể hiện là sự cộng dồn đối với mắt được ấn định cho một cấp khi tổng các tỷ số của bức xạ laser tiếp cận được (được đo trong các điều kiện thích hợp với cấp đó) với các AEL của các bước sóng đó lớn hơn một đơn vị đối với tất cả các cấp thấp hơn nhưng không vượt quá một đơn vị đối với cấp được ấn định. Quy tắc này cũng áp dụng cho bức xạ không laser trùng khớp trên võng mạc đối với các bước sóng từ 400 nm đến 1400 nm hoặc trùng khớp trên nắp che lỗ mở đối với các dải bước sóng khác. Do đó, bức xạ không laser phải được xét đến đối với phân loại theo tiêu chuẩn này. Sản phẩm laser phát ra hai hoặc nhiều bước sóng không thể hiện là sự cộng dồn đối với mắt trong được ấn định cho một cấp khi bức xạ laser tiếp cận được, được đo trong các điều kiện thích hợp với cấp đó, vượt quá AEL của tất cả các cấp thấp hơn đối với tối thiểu một bước sóng nhưng không vượt quá AEL đối với cấp được ấn định đối với bước sóng bất kỳ. |
Vân Thảo (T/h)