Đường lỏng gây ra những tác hại khó ngờ cho sức khỏe

authorNgọc Nga 06:28 03/07/2021

(VietQ.vn) - Đường lỏng là sản phẩm được dùng rộng rãi trong chế biến thức ăn nhanh, thực phẩm đóng chai, tuy nhiên sản phẩm này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.

Những năm gần đây, đường lỏng được nhập khá nhiều về Việt Nam. Người dân, nhà máy công nghiệp bắt đầu sử dụng đường lỏng làm phụ gia tạo ngọt trong chế biến thực phẩm.

Theo các chuyên gia thực phẩm, đường lỏng chính là xi-rô bắp giàu fructose, một thực phẩm công nghiệp được dùng rộng rãi trong chế biến thức ăn nhanh, thực phẩm đóng chai… 

Đường lỏng không có trong “tự nhiên”, mà là sản phẩm chế biến từ ngô của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại. Qua công nghệ này, tinh bột bắp ngô được xử lý qua 2 công đoạn: thủy phân bằng hóa chất để cho ra hàng triệu phân tử glucose và chuyển glucose thành fructose nhờ enzyme đồng phân isomerase. Sản phẩm cuối cùng là đường lỏng, có nồng độ chất đường ngọt fructose rất lớn theo yêu cầu người tiêu thụ.

Trong các loại đường ngọt (sugary carbohydrate) thiên nhiên, fructose cho vị ngọt của trái cây cao và hợp khẩu vị con người nhất trên cả glucose. Hai đặc điểm khiến các nhà sản xuất bánh kẹo, nước ngọt chọn dùng đường lỏng. Tuy nhiên nhiều khảo sát, nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ đường lỏng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng. 

 Đường lỏng gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Đường lỏng có nguy cơ gây gan nhiễm mỡ

Đường lỏng bao gồm glucose và fructose, đi thẳng vào cơ thể không cần chuyển hóa. Glucose vào máu, fructose vào gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Đường lỏng không tạo cảm giác đói vì vậy, nếu uống một cốc nước táo thì không hề có cảm giác rằng dạ dày phần nào đó được lấp đầy.

Đồ uống có đường lỏng có thể gây tăng cân

Nếu thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường thì có thể vô tình nạp nhiều calo hơn và khiến cơ thể dễ tăng cân. Thực tế tất cả các loại đường có chứa fructose, bao gồm mật ong, nước ép trái cây đều có khả năng gây tăng cân như nhau. Hơn nữa, khi đường fructose dư thừa sẽ rất dễ tăng cân, tăng tích mỡ bụng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Uống một cốc Soda khiến bạn dễ dàng nạp vào một lượng lớn đường và fructose trong khoảng thời gian rất ngắn. Do đó nên kiểm soát lượng calo bạn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả khi lượng calo được kiểm soát, lượng đường cao có thể dẫn đến tăng lượng mỡ trong cơ thể.

Đường lỏng có thể gây tăng lượng đường máu

Ngoài việc thúc đẩy tăng cân, lượng calo trong đường lỏng có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, giảm độ nhạy của insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài kháng insulin và tiểu đường, uống đồ uống có đường cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Khi bạn tiêu thụ nhiều fructose dự trữ dưới dạng glycogen, chúng sẽ được chuyển thành chất béo. Một phần chất béo này được dự trữ trong gan của bạn gây ra viêm, kháng insulin và bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng kháng insulin và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến việc ăn nhiều đường lỏng có thể bắt đầu ngay từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên nếu tiêu thụ quá nhiều đường lỏng.

Nhiều nghiên cứu cảnh báo tác hại nguy hiểm khi ăn bim bim thường xuyên(VietQ.vn) - Bim bim là món khoái khẩu của hầu hết trẻ nhỏ tuy nhiên ít ai ngờ rằng, bim bim lại có những tác hại nghiêm trọng nếu ăn thường xuyên.

Đường lỏng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Đường lỏng cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe của tim. Fructose làm tăng lượng chất béo trung tính và các phân tử chất béo khác trong máu của bạn. Một lượng lớn các chất béo trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Đường lỏng đặc biệt có hại cho những người kháng insulin thừa cân do gia tăng các hạt cholesterol LDL có hại cho sức khỏe và đây là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim.

Đường lỏng ​gây chứng nghiện đường 

Ở Tây Mỹ, đường ngọt đang gây chứng nghiện đường, đặc biệt là ở trẻ em. Theo Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, so với những năm đầu thế kỷ 20, hiện nay trẻ em Mỹ tiêu thụ lượng đường ngọt gấp cả 10 lần, trong đó chủ yếu là từ đường lỏng sản xuất từ tinh bột ngô.

Nạp bao nhiêu đường là nhiều?

Lượng đường lỏng nằm trong giới hạn tiêu thụ hàng ngày là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên nên hạn chế nước ép trái cây ở mức 60 mL mỗi ngày và tránh hoàn toàn các loại đồ uống khác có thêm đường. Nên thay thế đồ uống có đường và nước ép trái cây bằng nước thường hoặc cho thêm một lát chanh; Trà đen hoặc trà xanh cùng với một lát chanh; Trà thảo mộc; Cà phê nóng hoặc cà phê đá kèm sữa hoặc kem. Hầu hết các loại đồ uống này đều ngon mà không cần thêm chất làm ngọt. Tuy nhiên, nếu đang cai dần đồ uống có đường hãy thay thế bằng một số chất làm ngọt tự nhiên. 

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang