Giáo dục sẽ thay đổi thế nào dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0?

author 06:59 04/08/2017

(VietQ.vn) - Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng trên toàn thế giới, ngành giáo dục cũng không nằm ngoài những tác động to lớn của nó.

Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, ngành giáo dục trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, học sinh tiểu học sẽ không còn phải nghỉ học vì trời quá lạnh, quá nắng hay do bị đau chân không đến lớp được? Công nghệ thực tế ảo sẽ tái hiện toàn bộ không gian của lớp học một cách hoàn toàn sống động và rất thực tế và bé chẳng bỏ lỡ bất kì buổi học nào.

Giáo dục cũng không nằm ngoài những tác động to lớn của cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Dân Trí 

Việc điểm danh tại lớp cũng có thể sử dụng công nghệ thực tế ảo, thầy giáo có thể dạy từ Anh với học trò đến từ khắp các châu lục và vẫn có thể tương tác với nhau như đang ngồi trong cùng một nơi, khoảng cách về địa lý, không gian và thời gian đã bị xóa nhòa.

Công nghệ giúp giờ học sống động và hấp dẫn hơn bằng những đoạn phim tái hiện quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, từ trực quan sinh động sẽ dẫn đến tư duy trừu tượng và rất khó bị quên bài. Điều này vừa đòi hỏi tính tự học của học trò, vừa đòi hỏi các thầy cô giáo tương lai phải nỗ lực áp dụng công nghệ để các giờ học trở nên hấp dẫn.

Từ đầu thế kỷ 21, các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Apple đã cho ra đời những thiết bị và phần mềm thông minh phục vụ cho đào tạo, những thiết bị này giúp phát triển tư duy và kích thích sự sáng tạo của người học.

Việc học không còn đơn thuần triển khai trên giấy bút, giờ đây đã có thể thực hiện hoàn toàn trên các thiết bị điện tử. Một trong những đột phá về khoa học công nghệ đó là sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh như smartphone, SmartTV, con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên Internet vừa góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí vừa giúp tăng năng suất xử lý công việc.

Tự mình 'chế tạo máy bay' độc nhất vô nhị trên thế giới(VietQ.vn) - Một nhà thiết kế người Mỹ đã bỏ ra đến 9 năm để hoàn thành một chiếc máy bay bằng giấy cực kỳ chi tiết giống hệt như một chiếc máy bay thật.

Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay mới đang dừng lại ở mức độ "tìm hiểu" và "truyền tai nhau" về cách mạng công nghiệp 4.0 mà chưa có hành động hay chiến lược cụ thể nào cho tiến trình công nghệ hóa giáo dục sắp tới. Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, Việt Nam có một ưu điểm lớn đó là sự phổ cập smartphone và Internet trong xã hội. 

Thông tin đăng tải trên báo Dân Trí, TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục dạy nghề cho hay, trong khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi cung cấp nhân lực kỹ thuật chủ yếu cho nền kinh tế, vẫn đang tạo theo cách đã không còn hợp lí với thực tế. Học sinh, sinh viên với kiến thức kỹ năng đang được dạy trong nhà trường hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0 hiện tại, có thể hoàn toàn không hữu dụng với nền kinh tế 4.0 hoặc đang dễ sàng bị máy móc thay thế trong tương lai gần.

Theo TS Minh, để đáp ứng đủ nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các hoạt động đào tạo, nhất là hình thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện nay các điều kiện đảm bảo cho sự thay đổi này vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó cần sự thay đổi trong quản trị nhà trường. Cách mạng 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Điều này tác động đến bố trí cán bộ quản lý, phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 

Song song với việc thay đổi chất lượng “máy cái”, đổi mới mô hình nhà trường chính là giải pháp cần thiết. Cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần” và hướng tới chỉ đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. Theo mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề với doanh nghiệp là yêu cầu được đề ra; đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để phân chia các nguồn lực chung.

Ninh Lan (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang