Hà Nội siết chặt công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cảnh báo: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MINHMENs quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng
Cẩn trọng ‘sập bẫy’ quảng cáo sai công dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Theo đó, mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp từ thành phố đến cơ sở, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Ngoài ra, cũng nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; nhóm sản phẩm OCOP dùng làm thực phẩm… và các sản phẩm thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.
Đánh giá tình hình về ATTP đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý. Thông qua việc hậu kiểm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về ATTP; tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP.
Thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP. (ảnh minh họa)
Theo kế hoạch, công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuẩt, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; quảng cáo thực phẩm vi phạm; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của các ngành, địa phương.
Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm, nhóm sản phẩm OCOP dùng làm thực phẩm và kiểm soát an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống…
Các đoàn hậu kiểm khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; các cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả mạnh mẽ, quyết liệt như: Đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP; tịch thu tang vật, tạm dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về ATTP; áp dụng thu hồi các loại giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền.
Trong kế hoạch cũng nêu cụ thể việc hậu kiểm trong ngành Công Thương trong quý II/2022 như: Kiểm tra ATTP trong “Tháng hành động vì ATTP”; hậu kiểm chuyên ngành cơ sở sản xuất, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu và đồ uống có cồn, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột và các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý ngành (bao gồm cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có tiến hành hoạt động thương mại điện tử).
Đối với ngành y tế, trong quý II/2022, hậu kiểm việc chấp hành quy định về ATTP đối với các bếp ăn tập thể khu công nghiệp - chế xuất, chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể bệnh viện, trường học trên địa bàn thành phố, các cơ sản xuất nước uống đóng chai và nước để dùng liền; hậu kiểm về quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung trên các báo đài, Internet và môi trường mạng.
Đặc biệt, hậu kiểm việc chấp hành quy định về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, công bố, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ.
Hà My