Hà Nội: Thu giữ hơn 1.000 hộp thuốc tamiflu nhập lậu
Tăng cường và truyền điện cho bê tông in 3D nhờ graphene oxit
Tạo môi trường đầu tư ổn định, thu hút đầu tư vào các dự án điện khí LNG
Trung tâm Thông tin – Truyền thông TCĐLCL và BelGISS ký kết MoU về phân phối tiêu chuẩn
Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 1 Hà Nội kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh tại địa chỉ Số 16 ngách 28 ngõ 80 Đại Linh, phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cơ sở kinh doanh dược phẩm trên do bà Trần Thị T. V là chủ hộ kinh doanh. Cơ sở hoạt động kinh doanh dược phẩm dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định.
Qua kiểm tra tại cơ sở có 1.100 hộp thuốc loại 75mg, mỗi hộp có 1 vỉ 10 viên/hộp có nhãn Tamiflu có mã vạch: 4640 1907002430 ( SX tại Nga). Toàn bộ lô hàng hóa không có hóa đơn chứng từ.
Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ lô hàng hóa trên để đấu tranh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, Tamiflu là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp người bệnh nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ; không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ do làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc dẫn đến những tác dụng không mong muốn.
Theo chuyên gia y tế, việc sử dụng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng. Tuy nhiên bệnh nhân thường rất khó phân biệt sản phẩm là thuốc giả bởi vì chúng thường được đóng gói một cách kỹ lưỡng để làm sao giống hệt với thuốc chính hãng. Đôi khi kết quả phân tích tại các cơ sở kiểm nghiệm mới có thể là cách duy nhất để xác định sự khác biệt giữa thuốc thật và thuốc giả mạo.
Thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc còn là mối quan ngại lớn đối với sức khoẻ cộng đồng. Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo người tiêu dùng nên lưu ý mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ có uy tín, cần quan sát kỹ thuốc để phát hiện những bất thường về bao bì, dạng thuốc... luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc để tránh các thuốc hết hạn dùng, cảnh giác với những thuốc có giá thấp bất thường, tìm hiểu và sử dụng các công nghệ xác minh, tem chống hàng giả để tránh mua phải thuốc giả, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Đối chiếu quy định pháp luật tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hình thức xử phạt hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 40 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không được phép lưu hành.
Ngoài ra, cơ sở vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng theo quy định tại Khoản 7, buộc hoàn trả toàn bộ số tiền thu được và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc theo quy định tại Khoản 8 điều này.
Bảo Linh