Hóa chất trong sản phẩm nhựa tiêu dùng có thể khiến phụ nữ sinh non
Sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong lễ tết, tiệc cuối năm nguy cơ gây hại sức khỏe
Phát triển robot bọc nhựa có thể sửa chữa đường ống dẫn khí từ bên trong
Công ty nhựa Hoàng Oanh bị phạt gần 150 triệu đồng vì bán hàng vi phạm nhãn hiệu
Nhiều mặt hàng chủ lực tại siêu thị và thức ăn nhanh có chứa thành phần nhựa nguy hại tới sức khỏe
Phát hiện mới: Trong mỗi lít nước đóng chai chứa 240.000 mảnh nhựa
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary Health vào ngày 07 tháng 02 năm 2024, nhóm hóa chất phthalate có mặt trong hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng như đồ nhựa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, dầu gội đầu, xà phòng, keo xịt tóc, mỹ phẩm... được biết đến trong nhiều thập kỷ là chất gây rối loạn nội tiết tố và liên quan đến các bệnh béo phì, tim mạch, một số bệnh ung thư và các vấn đề về sinh sản.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đứng đầu là Giáo sư Leonardo Trasande, Khoa Nhi môi trường, Trường Y Grossman thuộc Đại học New York đã phân tích nồng độ phthalates trong nước tiểu của hơn 5.000 thai phụ ở Mỹ, qua đó có thể xác minh sự ảnh hưởng của việc tiếp xúc với hóa chất đối với việc trẻ bị sinh non. Kết quả phát hiện nguy cơ sinh con trước tuần thứ 37 của 10% trong số bà mẹ tham gia nghiên cứu có nồng độ phthalates cao nhất cao hơn 50% so với 10% số bà mẹ có nồng độ phthalates thấp nhất.
Với tỷ lệ như vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng gần 56.600 ca sinh non tại Mỹ có thể liên quan đến việc tiếp xúc với phthalate chỉ riêng trong năm 2018, chiếm khoảng 10% số ca sinh non của cả nước trong năm đó. Các nhà nghiên ước tính thiệt hại về xã hội và y tế do phơi nhiễm phthalate đối với các ca sinh non từ 1,6 tỷ USD đến 8,1 tỷ USD.
Giáo sư Leonardo Trasande, chia sẻ hợp chất phthalates phổ biến đến mức mà từ 5-10% số ca sinh non ở hầu hết các quốc gia khác có thể có liên quan đến hóa chất này. Nghiên cứu cũng ước tính hơn 75% số người tiếp xúc với phthalates thông qua các sản phẩm nhựa. Do đó cần phải cân nhắc giữa tác hại và lợi ích của nhựa đối xã hội và thế giới cần có một hiệp ước toàn cầu nhằm giảm đáng kể việc sản xuất nhựa.
Trong bối cảnh nhận thức ngày càng gia tăng về mối đe dọa tiềm tàng do di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP) thông thường gây ra, một số công ty nhựa đã thay thế hợp chất này bằng các hợp chất khác. Tuy nhiên, ông Leonardo Trasande nhấn mạnh đáng sợ hơn khi những phthalate thay thế này có liên quan đến những tác động thậm chí còn mạnh hơn DEHP.
Với những phát hiện mới này, cần có sự chú ý cao từ cộng đồng y tế và xã hội. Đề xuất tiếp tục nghiên cứu về tác động của phthalates và các hợp chất thay thế, cũng như thúc đẩy sự thay đổi trong sản xuất nhựa để giảm thiểu ảnh hưởng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai và sự phát triển của em bé.
Duy Trinh (t/h)