Iraq và Mỹ tìm kiếm những đồng minh người Sunni chống khủng bố IS

author 06:39 17/11/2014

(VietQ.vn) - Khủng bố IS ngày càng thực hiện nhiều hành động tàn sát man rợ. Mới đây, tờ NewYork Times đưa tin, Iraq và Mỹ tiến hành tìm kiếm những đồng minh người Sunni, kêu gọi họ tham gia vào liên minh chống IS của chính phủ.

Sự kiện: Khủng bố IS

Khi các tay súng của khủng bố IS bước vào khu vực Ả rập Sunni của người Al Alam, họ đã đưa ra cho những người đứng đầu của bộ lạc một thông điệp hòa giải:“Chúng tôi đang ở đây để bảo vệ các vị và tất cả những người Sunni, hãy tham gia với chúng tôi”. Nhưng sau đó, một nhóm cư dân tức giận đã lẻn ra ngoài trong đêm, đốt cháy biểu ngữ màu đen của khủng bố IS và nhanh chóng giương cao lá cờ của Iraq.

Phiến quân khủng bố IS

Phiến quân khủng bố IS. Ảnh minh họa

“Họ đã bắt đầu phá các ngôi nhà của những người đứng đầu bộ lạc và những người trong lực lượng an ninh”, Laith al-Jubouri, một quan chức địa phương, cho biết. Từ đó, phiến quân nhóm thánh chiến đã phá hủy hàng chục ngôi nhà và bắt cóc hơn 100 cư dân, ông nói. Số phận của những người bị bắt cóc vẫn chưa được công bố.

Trong sự thống nhất nhanh chóng các khu vực Iraq và Syria của Nhà nước Hồi giáo, các tay súng thánh chiến đã sử dụng một chiến lược "hai mũi nhọn" để chiếm lấy sự vâng phục của các bộ lạc người Sunni. Trong khi sử dụng tiền mặt và nguồn vũ khí dồi dào để lôi kéo những người đứng đầu các bộ lạc tham gia vào Nhà nước Caliphate tự xưng của chúng, những tay súng này cũng đã loại bỏ những kẻ thù tiềm năng, truy bắt những người lính, các quan chức cảnh sát, quan chức chính phủ và bất cứ ai đã từng hợp tác với Mỹ để chiến đấu chống lại Al Qaeda tại Iraq.

Hiện nay, khi chính phủ Mỹ và chính phủ Iraq khẩn trương tìm kiếm để chiêu mộ những bộ lạc người Sunni để chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo, phiến quân IS đang đấu tranh để phá hoại sự kết nạp hay chinh phục các chiến binh của chính phủ.

Các quan chức thừa nhận họ đã không đạt được thành công trong việc thu hút những đồng minh người Sunni, ngoài những nỗ lực nhằm trang bị và cung cấp cho những bộ lạc đã chiến đấu với nhà nước Hồi giáo. Thực tế, họ vẫn còn nghi ngờ về ý định của chính phủ Baghdah.

“Có một cơ hội cho chính phủ để làm việc với các bộ lạc, nhưng sự thật là ISIS đã thâm nhập vào cộng đồng các bộ lạc và làm suy giảm khả năng chống lại chúng. Thời gian không đứng về phía chính phủ Iraq", Ahmed Ali, một nhà phân tích Iraq tại Viện Nghiên cứu về chiến tranh nói. 

Phần lớn thành công của các Nhà nước Hồi giáo trong việc nắm giữ khu vực Sunni xuất phát từ việc chúng thao túng một cách khéo léo động thái của các bộ lạc. Chúng mô tả nhà nước Hồi giáo như là hậu vệ của người Sunni trong nhiều năm bị lạm dụng bởi chính phủ người Shitte chiếm đa số ở Iraq. Nhà nước Hồi giáo đã cung cấp tiền và vũ khí cho những người đứng đầu các bộ lạc và các chiến binh, cho phép họ có quyền tự trị miễn là họ trung thành với chúng. 

Bản đồ vị trí một số bộ lạc người Ả Rập Sunni

Bản đồ vị trí một số bộ lạc người Ả Rập Sunni. Ảnh The Newyork Times

Đồng thời, khi mở rộng thị trấn mới, nhà nước Hồi giáo IS đã ngay lập tức xác định những người ủng hộ chính phủ sẽ phải chết. Cư dân ở khu vực bị tàn phá bởi Nhà nước hồi giáo nói rằng các tay súng IS thường mang theo tên của các binh sĩ và các quan chức cảnh sát. Nếu những người này bỏ chạy, những tay súng IS sẽ phá tan ngôi nhà của họ để họ không có nơi để trở về. Tại các chốt kiểm tra, những tay súng IS quản lí những cái tên thông qua các cơ sở dữ liệu trên máy tính. 

“Họ lên một danh sách tên và sắp xếp chúng còn có tổ chức hơn cả tình báo nhà nước”, Shheikh naim al-Gaood, một người đứng đầu của bộ lạc Albu Nỉm nói. Bị đối xử tàn bạo nhất là các bộ lạc hợp tác với Mỹ chống lại Al Queada tại Iraq trong những năm qua, chủ yếu thông qua Phong trào Thức tỉnh người Sunni được hỗ trợ bởi người Mỹ. Bộ lạc Albu Nism, một bộ phận quan trọng trong phong trào Thức tỉnh, bị tấn công nặng nề nhất. Nhà nước Hồi giáo, từ khi chiếm được vùng đất Hit của tỉnh Anbar vào tháng trước, đã tàn sát hàng trăm người thuộc bộ tộc này. Hoạt động tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo đã nhấn mạnh những chiến thuật cảnh báo người Sunni hoặc là theo chúng hoặc là chống lại chúng.

Có nhiều yếu tố khiến phong trào Thức tỉnh vẫn được duy trì, các bộ tộc ủng hộ chính phủ đã chiến đấu cùng với quân đội trên một số mặt trận, mặc dù tất cả họ đều thiếu sự hỗ trợ. “Chúng ta là những người biết rõ nhất về ISIS, họ là ai và họ đang ở đâu. Vì vậy, chúng ta là những người duy nhất có thể đấu tranh chống lại họ ở Anbar”, Sheikh Muayess al Hamayshi, một chỉ huy cảnh sát Iraq chiến đấu gần Ramadi cho biết. 

Các nhà phân tích nói rằng, những bộ lạc đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo không làm theo những lời mà vị chỉ huy cảnh sát này phát biểu do tư tưởng cực đoan của họ. Đối với các bộ lạc, đó là một quyết định mang tính thực tiễn, họ sẽ liên minh với chính quyền mà họ tin tưởng có thể đảm bảo tốt nhất về mặt an ninh và cung cấp các nguồn lực dành cho họ. Về cơ bản, chính phủ phải cho họ một thỏa thuận tốt hơn những gì họ nhận được từ IS.

“Có một số lượng lớn những người trong bộ lạc liên minh với IS, điều này chúng tôi không thể phủ nhận. Nhưng điều này không có nghĩa là bất cứ bộ tộc nào cũng có thành viên liên minh hoàn toàn với IS", Wasfi al- Aasi, một tù trưởng của bộ lạc Obeidi, người phản đối các phần tử thánh chiến đã gặp gỡ với các quan chức Mỹ, cho biết.

Thủ tướng chính phủ Haider al- Abadi của Iraq đồng ý hỗ trợ vũ trang cho các bộ lạc, nhưng nhiều người trong số các đồng minh chính trị của ông phản đối vì lo ngại rằng những chiến binh này sẽ bán vũ khí cho các phần tử nhóm thánh chiến hoặc quy phục chúng.

Từ phía các bộ lạc, nhiều người vẫn không tin vào chính phủ, nhưng họ nói rằng bạo lực của nhà nước hồi giáo đối với người Sunni khiến họ phải chống lại chúng. “Chúng nói với tất cả các bộ lạc rằng chúng là quân giải phóng đến để giải thoát họ, nhưng ngay khi họ tham gia vào tổ chức này, bộ mặt thật của chúng sẽ hiện nguyên hình. Và bạn sẽ thấy rằng chúng thực sự là những kẻ trộm cắp, giết người”, Ông Jubouri, quan chức địa phương ơ Al Alam cho biết. 

Tuần trước, Salim al-Jubouri, phát ngôn viên Sunni của Quốc hội, đã đến căn cứ không quân Al Asad, được bao quanh bởi lãnh thổ Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Anbar, để trấn an các nhà lãnh đạo bộ lạc ủng hộ chính phủ. Nhưng trước khi rời khỏi căn cứ, ông Jubouri thừa nhận có sự phản kháng sâu sắc của nhiều quan chức trong chính phủ về việc trang bị cho các bộ lạc. “Vẫn còn nhiều nghi ngờ và sự thiếu tin tưởng, các quan chức nghĩ rằng một ngày nào đó, những vũ khí này sẽ "quay lưng" lại với chính phủ. Tuy nhiên, một chuyến hàng chở vũ khí đầu tiên sẽ được phát đi sớm. Mọi điều tốt đẹp sẽ đến. Chúa sẽ phù hộ”. Ông Jubouri nói.   

Trang Mạc 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang