Kỳ thi Quốc gia 2015: Đăng ký xét tuyển qua mạng, nguy cơ bị 'nghẽn'

author 10:19 10/09/2014

(VietQ.vn) - Việc đăng ký qua mạng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 có thể gây nghẽn mạng.

Sự kiện: Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Trả lời Chất lượng Việt Nam tại cuộc họp báo ngày 9/9, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, sẽ không còn đăng ký tuyển sinh vào các trường bằng hồ sơ giấy như trước đây.

Sau khi có kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia 2015, tất cả sẽ được công bố trên internet, kể cả phổ điểm.

Vì thế, các em sẽ gửi thông tin đăng ký qua mạng internet và các trường sẽ tra cứu thông tin điểm thi của thí sinh qua mạng, để xem có phù hợp không.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 có thể xảy ra nghẽn mạng

Kỳ thi THPT Quốc gia 2015 có thể xảy ra nghẽn mạng

Với phương thức này, thí sinh không bị giới hạn nguyện vọng vào các trường ĐH và các trường phải chấp nhận tỉ lệ “ảo” có thể cao hơn rất nhiều khi thực hiện công tác xét tuyển.

Điều đặc biệt, thí sinh có cơ hội xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành với môn dự thi ít hơn trước rất nhiều.

Tuy nhiên, trao đổi với Chất lượng Việt Nam, Cục trưởng cục CNTT Quách Tuấn Ngọc lo ngại về khả năng bị nghẽn mạng, khi có hàng triệu người cùng truy cập dữ liệu.

Mặt khác, nhiều chuyên gia cho rằng, việc Kỳ thi Quốc gia THPT 2015 tổ chức vào ngày 9 đến 12/6 sẽ "ép" các trường muốn thi riêng phải thi sau (vì cuối tháng 5 mới kết thúc năm học). Nhưng đáng ra, các trường thi riêng phải thi trước thì mới dễ xét tuyển, vì khi đó, tất cả các ký thi đều có kết quả.

Trong quy chế mới, Bộ GD-ĐT sẽ xác lập rất rõ những yêu cầu đối với những trường ĐH chủ trì cụm thi. Quy mô các cụm thi sẽ tổ chức cho khoảng 30.000-40.000 thí sinh dự thi/cụm thi.

Các trường ĐH chủ trì cụm thi sẽ phải là những trường ĐH uy tín, lâu năm, có đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất. Với lượng thí sinh thực tế dự thi ĐH hiện nay, dự kiến cả nước sẽ có 20-30 cụm thi thay cho số lượng bốn cụm thi hiện nay.

 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết, không có chuyện ra đề thi riêng cho hai loại cụm thi (cụm thi do sở GD&ĐT chủ trì, cụm thi do trường ĐH chủ trì), cũng không tách riêng phần cho thí sinh làm tốt nghiệp/tuyển sinh.
“Tuy nhiên, đề đáp ứng được cả yêu cầu cơ bản để học sinh có thể tốt nghiệp, có phần nâng cao, phân hóa để các trường ĐH, CĐ chọn được người học. Điểm chuẩn tốt nghiệp sẽ thấp, điểm để tuyển sinh chắc chắn sẽ phải cao hơn” - ông Hiển khẳng định.
Mai Hà
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang