Miếng bọt biển rửa bát tiềm ẩn rủi ro gì?
Chương trình “Vượt thiên tai - Tiếp bước tương lai” của Vinamilk vượt cam kết 6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em vùng bão lũ
BYD triệu hồi gần 100.000 xe điện do nguy cơ cháy nổ
Canada cấp bằng bảo hộ đối với dừa xiêm xanh và bưởi da xanh Bến Tre
Miếng bọt biển trong nhà bếp, những dụng cụ rửa chén tưởng chừng vô hại này có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn có hại, có khả năng gây ra các bệnh thường bị nhầm lẫn với tác nhân gây bệnh từ thực phẩm.
Nghiên cứu cho thấy miếng bọt biển nhà bếp có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu, khiến chúng trở thành một trong những vật dụng bị ô nhiễm nhất trong nhà bạn.
Một miếng bọt biển có thể chứa tới 54 tỷ vi khuẩn mỗi centimet khối, làm ô nhiễm mọi bề mặt mà nó tiếp xúc. Những vi khuẩn này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm, bao gồm ngộ độc thực phẩm, vì miếng bọt biển thường tiếp xúc với dư lượng thực phẩm sống như từ thịt gà siêu thị, trong đó có tới 5% có thể mang Salmonella.
Các kỹ sư sinh học tại Đại học Duke xác nhận rằng cấu trúc xốp và ẩm ướt của miếng bọt biển tạo ra môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển. Nghiên cứu cho thấy miếng bọt biển nhà bếp có khả năng nuôi dưỡng nhiều vi khuẩn hơn so với các đĩa thạch agar truyền thống được dùng trong phòng thí nghiệm để cấy vi khuẩn.
Theo Healthline, một nghiên cứu đánh giá về tình trạng vi khuẩn trên miếng bọt biển rửa chén đĩa trong nhà bếp bằng phương pháp quét DNA cho thấy, trong miếng bọt biển chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chúng có thể gây tổn thương hệ miễn dịch hay gây ra một số chứng như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy ở con người.
Cũng theo một nghiên cứu năm 2017 do tổ chức Scientific Reports thực hiện, có tới 82 tỷ vi khuẩn trên mỗi inch của một miếng bọt biển nhà bếp đã qua sử dụng, chuyên trang House Digest cho hay.
Để giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ bọt biển, điều đầu tiên cần làm là không dùng chung miếng bọt biển để chùi rửa mọi thứ. Miếng bọt biển dùng rửa chén phải khác bọt biển dùng để lau chùi các vật dụng đựng thịt sống.
Bọt biển cần được phơi và giữ ở nơi khô ráo sau mỗi lần sử dụng vì môi trường ẩm ướt sẽ kích thích vi khuẩn phát triển. Nếu nhà có lò vi sóng hãy để bọt biển vào lò trong khoảng 2 phút. Cách này có thể giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn trong bọt biển, theo Healthline.
Tốt hơn hết mỗi gia đình nên thay thế miếng bọt biển nhà mình định kỳ. Thời gian được khuyến cáo nên thực hiện công việc này là khoảng 1 - 2 tuần/lần. Nếu tần suất sử dụng nhiều hơn, cũng có nghĩa là bạn cần thay nó sớm hơn, khoảng 1 tuần/lần.
Việc thay thế món đồ này sẽ đảm bảo đồ đạc được vệ sinh sạch sẽ, an toàn hơn với sức khỏe người sử dụng. Giám đốc điều hành của một đơn vị vệ sinh nhà cửa ở Mỹ chia sẻ trên chuyên trang The Spruce, ngay cả khi chưa đến thời hạn thay thế cũng có những dấu hiệu cảnh báo cần thay thế miếng bọt biển trước thời hạn.
Thanh Hiền (t/h)