Cốm mùa hè Hà Nội, bà nội trợ ‘ầm ầm’ chi tiền triệu đặt mua

author 15:09 19/06/2018

(VietQ.vn) - Mùa cốm đến cũng là lúc chị em nội trợ Hà thành lùng tìm những sản phẩm từ cốm để mua về cho gia đình cũng như làm quà biếu, tặng.

Mùa cốm hè đắt hàng phục vụ khách Hà thành

Vừa chi ra hơn 1 triệu đồng mua đủ các sản phẩm từ cốm, chị Thu Hà (Xuân Thủy, Cầu Giấu, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà tôi năm nào đến mùa cốm cũng mua cốm về ăn, từ chả cốm đến bánh cốm. Bên cạnh mua cho nhà ăn thì tôi cũng hay đặt để mua mang về quê làm quà, bà con ở quê rất thích”.

Khảo sát của PV cho thấy, thời gian này, sản phẩm cốm Hà thành bán rất chạy. Không chỉ cốm làng Vòng, cả cốm Mễ Trì cũng được nhiều chị em ưa chuộng.

mua-com-he-ba-noi-tro-ha-thanh-am-am-chi-tien-trieu-dat-mua
mua-com-he-ba-noi-tro-ha-thanh-am-am-chi-tien-trieu-dat-mua

 Cốm tươi Hà thành hút khách hàng. Ảnh: Thanh Thủy

Mới rao bán có một lần cốm Mễ Trì trong một nhóm bán hàng online, chị Thu Anh (Mễ Trì, Hà Nội) cho biết đã nhận về hơn 200 đơn hàng, nào cốm, bánh cốm đến chả cốm…

“Tôi nhận được hơn 50 đơn hàng đặt cốm non, 35 đơn hàng xôi cốm, 60 đơn hàng chả cốm và hơn 50 đơn hàng bánh cốm trong vòng một ngày. Bán hàng tuy có chút mệt nhưng thấy vui vì được chị em ủng hộ”.

Theo chị Thu Anh, thì cốm chị bán là cốm Mễ Trì, chị đảm bảo 100% cốm mộc, nói không với chất phụ gia , không chất bảo quản.

“Giờ khách sành ăn lắm, mà buôn bán thì cần uy tín, mình nói sai lời nào thì ngay lập tức hôm sau mất khách ngay, nên mình không dại gì gian dối. Mình cứ làm thật ăn thật thì có nhiều khách, nhiều đơn hàng”, chị Thu Anh chia sẻ.

Hiện tại chị Thu Anh bán giá cốm non là 200 nghìn đồng/kg; xôi cốm 200 nghìn đồng/kg; chả cốm 180 nghìn đồng/kg; bánh cốm là 60 nghìn đồng/chục.

Cũng đang bán cốm nhưng là cốm làng Vòng nức tiếng, chị Thủy (chủ một cơ sở sản xuất cốm ở Xuân Thủy, Cầu Giấy) cho biết: “Cốm nhà tôi có 3 loại, là cốm làng Vòng chính hiệu. Loại 1 hiện có giá 300 nghìn đồng/kg; loại 2 giá 250 nghìn đồng’kg và loại 3 là 200 nghìn đồng/kg”.

Theo chị Thủy, hiện cơ sở sản xuất của chị là một trong 9 gia đình làng Vòng còn giữ lại nghề cốm cổ truyền.

Theo đó, cốm nhà chị được làm hoàn toàn thủ công, rang chảo, đun trên bếp lò, giã tay… Ở giai đoạn giã, cốm sẽ được phân thành 3 loại: Cốm rót, cốm non và cốm già, rồi 3 loại tiếp tục được giã riêng 2 lần nữa, cho ra thành phẩm hoàn chỉnh.

Chị Thủy cho biết, do làm lâu năm, được nhiều người dùng biết đến, nên sản phẩm nhà chị năm nào cũng cháy hàng.

‘Cứ một năm 2 mùa cốm, một mùa thu hoạch gạo hè, một mùa thu, mùa nào cốm ngon cũng bán chạy không còn hàng. Nhiều gia đình còn “nghiện” cốm, vừa ăn vừa làm quà”.

Cốm “nhuộm’ phẩm màu đã là dĩ vãng

Trao đổi với PV, chị Thủy cho biết, mấy năm trước, thông tin cốm nhuộm phẩm màu khiến người làng cốm lao đao suốt một thời gian dài.

“Thời điểm đó, thông tin liên tục dồn đến, một số báo đăng tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến làng nghề, nhiều nhà phải lên báo đính chính, trong đó có nhà tôi. Hiện cốm làng Vòng đã được đăng ký nhãn hiệu quốc gia, còn có giấy an toàn thực phẩm của thành phố, cốm là mộc hoàn toàn, ở nhà trẻ con vẫn ăn suốt”, chị Thủy thông tin.

 

mua-com-he-ba-noi-tro-ha-thanh-am-am-chi-tien-trieu-dat-mua

 Cốm làng Vòng vẫn giã tay theo kiểu truyền thống. Ảnh: Lâm Anh

Về cách phân biệt cốm nhuộm phẩm màu và cốm mộc nguyên chất, chị Thủy cho hay, cốm nhuộm phẩm màu thường xanh lét, cho vào nước nước sẽ ngả màu xanh, người mua có thể thử bằng cách cho cốm vào nước. Nếu nước không thay đổi màu thì đó là ‘cốm sạch”.

 

mua-com-he-ba-noi-tro-ha-thanh-am-am-chi-tien-trieu-dat-mua

 Cốm cũng được rang bằng bếp gang và đốt củi. Ảnh: Lâm Anh

“Nguồn cơn của cốm nhuộm phẩm màu là do người làm làm cốm từ loại lúa kém chất lượng, sau khi giã không lên được màu tự nhiên hấp dẫn. Thứ 2 nữa là do muốn tiết kiệm thời gian, công sức mà người làm bỏ qua bước giã lá mạ nọn cho cốm để tạo màu tự nhiên. Tuy nhiên sau khi các nhà khoa học cảnh báo nguy hại đến sức khỏe, thành phố cũng vào cuộc làm tới triệt để nên hiện nay hầu như hiện tượng nhuộm cốm không còn nữa'', chị Thủy cho hay.

mua-com-he-ba-noi-tro-ha-thanh-am-am-chi-tien-trieu-dat-mua

 Trẻ em háo hức với cốm nhà làm.

Còn theo chị Thu Anh, thì cốm hiện nay cũng có nhiều loại. Người mua cốm giá rẻ có nguy cơ gặp phải người bán không có tâm, họ tẩm thêm nước vào cốm khiến cho cốm nặng hơn, mua 1kg cốm thực chất chỉ được 8 lạng, còn lại là nước.

“Cốm nguyên chất theo quy trình truyền thống thường không kết dính mà khô và rời, người dùng thông thái có thể nhìn đó mà phân biệt”.

Trước đó, vào năm 2011, dư luận gây xôn xao khi thanh tra sở Y tế Hà Nội phát hiện 2 cơ sở sản xuất cốm ở Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy nhuộm cốm bằng malachite green, một chất cực kỳ độc hại. Malachite green, còn gọi xanh malachite, là một hóa chất dùng trong công nghiệp để nhuộm các nguyên liệu như da, sợi và giấy. Từ lâu nó đã bị cấm sử dụng và kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng vì nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí là gây ung thư.

Cũng vì thế, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ sản xuất của hai cơ sở này; đồng thời yêu cầu y tế các quận, huyện tăng cường việc lấy mẫu, nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm.

Bộ TT&TT vào cuộc xử lý hành vi vi phạm bản quyền World Cup 2018(VietQ.vn) - Trước tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình World Cup 2018 tiếp tục tiếp diễn, Bộ TT&TT đã vào cuộc phối hợp rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Theo tiến sĩ Phan Thanh Tâm, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, có thể dựa vào màu sắc để phân biệt cốm có nhuộm phẩm màu hay không. Cốm nhuộm có màu vàng xanh tươi, màu không thật, còn cốm không nhuộm thì có màu vàng của lá lúa héo, màu xỉn hơn, hơi xám xám, có màu vàng ánh lục.

Lâm Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang