Mua ngũ cốc, sữa chua, hoa quả sấy khô cần tỉnh táo để tránh hàng nhập lậu

author 07:09 24/09/2020

(VietQ.vn) - Qua công tác quản lý trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường Hưng Yên đã phát hiện và xử lý lượng lớn ngũ cốc sữa chua hoa quả sấy khô nhập lậu.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên cho biết, qua công tác quản lý địa bàn, Đội Quản lý thị trường số 6 đã phát hiện trên xe ô tô tải biển kiểm soát BKS: 22C-03558 do ông Đình Đức Tài là chủ phương tiện có 500 gói ngũ cốc sữa chua hoa quả sấy khô do nước ngoài sản xuất, không có tem nhãn phụ.

 Lượng lớn ngũ cốc sữa chua nhập lậu bị phát hiện và thu giữ. Ảnh: Cục QLTT Hưng Yên

Tại thời điểm kiểm tra, ông Đình Đức Tài không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc hàng hóa và thừa nhận toàn bộ 500 gói ngũ cốc sữa chua hoa quả sấy khô do nước ngoài sản xuất được ông mua trôi nổi trên thị trường đang tìm người để bán lại kiếm lời.

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, lực lượng chức năng tỉnh Hưng Yên đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu đối với ông Đình Đức Tài số tiền là 8.000.000 đồng; đồng thời tịch thu toàn bộ 500 gói ngũ cốc sữa chua hoa quả sấy khô các loại.

Nhập lậu nguyên liệu thuốc đông y từ Trung Quốc về tiêu thụ với số lượng 'khủng' (VietQ.vn) - Trong mấy ngày gần đây lực lượng chức năng một số tỉnh liên tiếp phát hiện và thu giữ hàng hóa vi phạm là nguyên liệu thuốc đông y, thuốc bắc nhập lậu.

Theo nhận định của Tổng Cục QLTT, tình trạng buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ…. luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng, được xã hội đặc biệt quan tâm trong suốt thời gian quan.

Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 cụ thể:

Về mức xử phạt vi phạm hành chính: Kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2020, khi Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đối với hàng hóa nhập lậu và mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau: Tại Khoản 6 Điều 3 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập lậu bao gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Xử phạt kinh doanh hàng hóa nhập lậu: Tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt như sau: Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy vào giá trị hàng hóa nhập lậu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Trường hợp, tổ chức, cá nhân vi phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020 thì bị phạt tiền gấp hai lần mức nêu trên (tương đương mức phạt tối đa có thể lên đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc 200.000.000 đồng đối với tổ chức).

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả… đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang