Muôn kiểu lừa đảo tân sinh viên cần biết để tránh khi lên thành phố học đại học

authorHoàng Dương 09:54 10/08/2017

(VietQ.vn) - Tân sinh viên khi mới “chân ướt chân ráo” lên thành phố học đại học cần tìm hiểu kỹ những kiểu lừa đảo này đế tránh mắc phải.

Sự kiện: Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Tân sinh viên thường là đối tượng mà những kẻ lừa đảo hay lợi dụng. Vậy nên, khi mới bắt đầu lên thành phố để học tập trong các trường đại học, cao đẳng các bạn tân sinh viên cần biết và tránh xa những kiểu lừa đảo sau đây.

Nạn môi giới việc làm và tuyển dụng lừa đảo

Nắm bắt được tâm lý của các bạn tân sinh viên mới sống xa nhà lại háo hức đi làm thêm kiếm thêm thu nhập. Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng các chiêu trò khác nhau nhằm lừa tiền của sinh viên trong việc môi giới việc làm.

Cụ thể, các đối tượng sẽ mời các tân sinh viên làm các công việc có thu nhập cao trong khoảng thời gian rảnh rỗi như đánh máy, dán phong bì, gia sư… Tuy nhiên, trước khi đi làm, các tân sinh viên sẽ phải đóng một khoản tiền đặt cọc. Vậy nên, sau khi “trót dại” nghe theo các “cò mồi này” rất có thể tân sinh viên sẽ bị mất khoản tiền đặt cọc mà sau đó không hề được gọi đi làm. Hoặc có được gọi đi làm thì thù lao cũng khó mà đòi được thù lao.

Muôn kiểu lừa đảo tân sinh viên cần biết để tránh khi lên thành phố học đại học

 Muôn kiểu lừa đảo tân sinh viên cần biết để tránh khi lên thành phố học đại học - Ảnh Tiin.

Vậy nên, các tân sinh viên cần cẩn trọng với những lời mời mọc việc làm của các đối tượng môi giới. Nếu muốn tìm việc làm thêm, các tân sinh viên có thể nhờ đến sự tư vấn của các sinh viên khóa trước, người thân hoặc do bên Đoàn thanh niên các trường đại học giới thiệu để tránh gặp phải các đối tượng “lừa đảo”

 Mời mua tăm tre tình thương

Nhiều đối tượng lợi dụng bán tăm tre tình thương mà dễ dàng đưa ra trò lừa đảo đối với các tân sinh viên bằng việc mua tăm từ thiện.

Chiêu lừa đảo này phổ biến tại các bến xe, ngã tư trung tâm thành phố. Những người bán hàng sẽ lừa các bạn sinh viên mua tăm tre ủng hộ người mù, người khuyết tật. Các đối tượng này thường là phụ nữ (tuổi từ 25 đến 35 tuổi), họ cầm trên tay một quyển sổ và một túi đựng tăm tre, ăn mặc như một người bình thường.

Khi gặp các bạn sinh viên họ thường trèo kéo, mời mọc rất “ngon ngọt” và yêu cầu mua tăm ủng hộ cộng đồng người khuyết tật, người mù. Khi các sinh viên còn đang do dự, những người này sẽ hỏi tên và nhanh chóng ghi vào sổ. Lúc này, những người này sẽ nói rất nhỏ nhẹ và ý muốn lấy tên để ghi nhận lòng hảo tâm và là bằng chứng để tổ chức nhân đạo giám sát, lấy danh sách. Sau khi các bạn sinh viên đã kí tên, những người bán này sẽ đưa tăm tre cho các bạn và ghi vào sổ mức giá trên trời, thường là 20 hoặc 50 nghìn đồng và đôi khi là cả 100 nghìn đồng một gói tắm.

Biết là đã sập bẫy nhiều người định bụng không trả tiền, nhưng ngay lập tức những người này liền lên giọng quát tháo, đe doạ bắt trả tiền. Nếu ai cố tình không trả tiền thì chúng gọi đồng bọn ở xung quanh xúm lại vây đánh và chửi bới thậm tệ. Vậy nên, khi gặp những lời mời gọi về việc mua tăm tre các bạn sinh viên nên từ chối ngay từ đầu và tránh xa.

Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện những trò lừa đảo như thôi miên, bán hàng đa cấp. Các tân sinh viên cũng cần tìm hiểu và tránh xa để không bị mất oan tiền. Với đa cấp, nhiều sinh viên còn bị mất một khoản tiền khá lớn đôi khi lên đến cả vài chục triệu đồng.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang