Nâng cao năng suất lao động: Đâu là giải pháp cho Việt Nam?
Mua máy lọc nước, người dùng cần cảnh giác trước những chiêu trò ‘thổi phồng’ sản phẩm
Fortinet trở thành đối tác an ninh mạng cho CLB bóng đá Juventus
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe
Nhiều chính sách được ban hành
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất giúp nâng cao năng suất lao động. Ảnh minh họa.
Nhằm nâng cao năng suất lao động dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động này, có thể kể đến như:
Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030;
Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1305/QĐ-TTg ngày 8/11/2023 phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể của chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm;…
Đây là minh chứng cho thấy gia tăng năng suất lao động là vấn đề cấp bách, không thể chậm trễ, bởi tăng năng suất lao động dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là “chìa khóa”, cũng là một trong những trụ cột chính mang lại lợi ích trực tiếp, thiết thực cho tất cả chủ thể trong nền kinh tế.
Giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động
Các chuyên gia đánh giá, mặc dù thời gian qua Việt Nam đã đạt những kết quả nhất định trong nâng cao năng suất song đến nay chúng ta vẫn là nước có mức năng suất lao động thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, cần có những giải pháp hợp lý trong từng giai đoạn phát triển.
Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, cần tiếp tục đột phá về thể chế phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, phục hồi và phát triển kinh tế.
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cần góp phần vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chuyển dịch mạnh sang các lĩnh vực tiên tiến, hiện đại; thúc đẩy tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và cả nền kinh tế; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh; thúc đẩy phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, tham gia có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia. Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực (nguồn lực đất đai, tài nguyên, vốn, tài chính, khoa học công nghệ;…). Hiện nay ở Việt Nam, lao động thủ công chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu việc làm trên cả nước, do vậy cần tập trung đầu tư, phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao.
Thực tế cho thấy, nâng cao năng suất lao động vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kỹ năng cũng như chuyên môn của người lao động. Vì vậy, giáo dục người dân, phổ cập và nâng cao trình độ, chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; trong đó, có định hướng ưu tiên đào tạo các tài năng, kỹ năng mới nổi sẽ là quốc sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển kế tiếp.
Thanh Hiền - Minh Nghĩa