Người dân Venezuela phải mang vác hàng bao tải tiền để mua hàng hóa

authorNhung Anh 15:38 02/11/2016

(VietQ.vn) - Đồng nội tệ của Venezuela mất giá nhanh đến mức người dân phải mang vác hàng bao tải tiền ra ngoài để mua hàng hóa.

Người dân Venezuela phải dùng một số lượng lớn tờ tiền để mua hàng. Việc đếm một lượng tiền “khủng” tốn quá nhiều thời gian, nên thay vì đếm, nhiều cửa hàng ở nước này đã chuyển sang cân tiền.

Đây được xem là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng siêu lạm phát ở Venezuela - quốc gia từ chối công bố dữ liệu về giá tiêu dùng theo định kỳ.

“Khi người ta cân tiền, thì đó là một dấu hiệu của lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông Jesus Casique, Giám đốc tài chính của công ty tư vấn Capital Market Finance, nhận xét. “Nhưng người Venezuela không biết lạm phát nghiêm trọng tới mức nào vì Chính phủ không chịu công bố số liệu”.

Đồng nội tệ giảm mạnh, nhiều cửa hàng ở Venezuela đã chuyển sang cân tiền. Ảnh: bloomberg

 

Samsung xử lý như thế nào với hàng triệu chiếc Note 7 bị thu hồi?(VietQ.vn) - Vụ Galaxy Note 7 bị cháy nổ đã gây thiệt hại nặng cho uy tín và lợi nhuận của Samsung. Nạn nhân tiếp theo của nó có thể là môi trường.

Từng là một trong những tiền tệ mạnh nhất thế giới, đồng bolivar giờ lại mất giá trầm trọng. Để mua một mặt hàng thiết yếu nhất cũng cần hàng trăm tờ tiền. Người mua phải vác theo những bao tiền lớn. Còn người bán phải sử dụng thùng lớn để đựng tiền bởi những ngăn kéo thông thường không còn đủ sức chứa.

Trong năm 2015, thị trường chợ đen đồng bolivar của Venezuela thường xuyên giảm hơn 10 phần trăm một tháng. Trong sáu tháng vừa qua tính đến tháng 9, thị trường chợ đen đồng nội tệ thực sự được đánh giá cao, thậm chí là giá cả hàng hóa không được kiểm soát đã bắt đầu tăng vọt. Nhưng tình hình này đã kết thúc vào tháng 10, khi đồng bolivar mất gần một phần ba giá trị của nó so với đồng đô la Mỹ trong một vài tuần.

Henkel Garcia, giám đốc công ty tư vấn Econometrica có trụ sở ở Caracas cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: "Chi tiêu công có thể gây áp lực lên tỷ giá chợ đen, ngoài những sự bực bội của người dân và căng thẳng chính trị. Mọi người nhìn thấy sự suy giảm mạnh rõ rệt của đồng nội tệ và bắt đầu mua thêm đồng đô la”.

Venezuela đã duy trì kiểm soát tiền tệ chặt chẽ kể từ năm 2003 và hiện có hai tỷ giá hối đoái quy phạm pháp luật là Dipro và Dicom được sử dụng để nhập khẩu ưu tiên.

Trên thị trường chợ đen, người dân và doanh nghiệp không được sự chấp thuận của chính phủ để mua USD theo tỷ giá quy phạm pháp luật, đồng bolivar đã yếu đi 50 phần trăm trong năm qua, tính đến ngày 1 tháng 11, với 1.567 bolivar chỉ bằng 1 đô la, theo dolartoday. com, một trang web theo dõi tỷ giá hối đoái tại Caracas.

Nhung Anh (bloomberg)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang