"Người sử dụng hộp thư trên internet nên thận trọng"

author 00:57 02/10/2012

(VietQ.vn) - Đó là lời khuyên của chuyên gia Nguyễn Minh Đức – Giám đốc Trung tâm An ninh mạng BKAV, cho tất cả mọi người khi tham gia giao dịch trên môi trường mạng internet.

Ông Nguyễn Minh Đức cho biết, trên internet, việc gửi thư rác, các thư lừa đảo vào các hộp thư gần như là hình thức lừa đảo rất phổ biến hiện nay. 100% tài khoản email của bất kỳ ai đăng ký ở các dịch vụ khác nhau như công cộng, dù nước ngoài hay trong nước, đều có thể gặp phải tình trạng nhận được các thư rác. Các thư này, có hai mục đích chính là quảng cáo sản phẩm và gửi nhiều quá có thể trở thành “bom thư”. Hai là, qua các thư đó, người gửi có ý đồ không tốt, lừa đảo.

Ông Nguyễn  Minh Đức cho rằng, cách phòng, chống thư rác hiệu quả nhất ngoài việc can thiệp bằng kỹ thuật, người sử dụng hộp thư trên internet nên thận trọng và loại bỏ những thư gửi đến không rõ nguồn gốc và không quen biết.
Ông Nguyễn Minh Đức cho rằng, cách phòng, chống thư rác hiệu quả nhất ngoài việc can thiệp bằng kỹ thuật, người sử dụng hộp thư trên internet nên thận trọng và loại bỏ những thư gửi đến không rõ nguồn gốc và không quen biết.

Nếu là thư ở dạng lừa đảo, tội phạm thường hướng đến lừa đảo để lấy tiền và lừa cài đặt virus trên máy tính, đánh cắp mật khẩu, đánh cắp dữ liệu để khai thác bất chính.

Nếu nói như vậy, chỉ những người nắm được kỹ thuật mới có thể biết tính chất và cách thức hoạt động của những kẻ xấu lợi dụng môi trường mạng để kiếm lời, còn đối với đông đảo người dân, gần như việc này rất khó, có cách nào nhận biết rõ hơn không, thưa ông?

Trước hết, với trường hợp lừa đảo để lấy tiền hoặc kêu gọi hỗ trợ gì đó không rõ ràng, các thư được gửi đến với nội dung rất phong phú, tuy nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là móc tiền của người dùng địa chỉ thư cá nhân. Một trong những kịch bản phổ biến là tội phạm gửi thư cho các nạn nhân có thể giả danh là người của ngân hàng, người nổi tiếng hoặc tổ chức có uy tín trên thế giới, có khoản tiền lớn và với lý do là tin tưởng nạn nhân và muốn chuyển khoản tiền rất lớn, lên đến cả hàng triệu USD cho nạn nhân.

Các chiêu thức của kẻ xấu rất tinh vi và không ngay lập tức vồ vập để moi tiền. Để tránh không bị mắc lừa và khắc phục vấn nạn đó, các công nghệ, kỹ thuật sẽ không thể can thiệp được giúp người dân mà vẫn phải dựa vào ý thức chủ quan của từng người. Khi giao dịch qua mạng, bất kỳ yêu cầu chuyển tiền nào của người thận, bạn bè, người không quen biết… đều cần phải hết sức đề phòng, bởi đó rất có thể là kẻ mạo danh hoặc đánh cắp được mật khẩu để lừa đảo.

Nếu nhận được yêu cầu như vậy, cần phải kiểm chứng cụ thể bằng các kênh khác nhau để xác minh và nếu tin cậy mới có thể chuyển tiền. Hơn nữa, các hình thức lừa đảo cũng không chỉ bằng email, qua nick chát, qua mạng xã hội, qua tin nhắn…Việc kiểm chứng lại và thận trọng vẫn là điều nên làm với các chủ nhân của địa chỉ thư cá nhân, nếu gặp các trường hợp như vậy.

Cũng như khách hàng của các mạng điện thoại, người dùng thư điện tử rất dễ bị rò rỉ thông tin cá nhân và bị nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng làm mục đích không tốt, tình trạng đó diễn ra phổ biến và chưa có cách ngăn chặn kịp thời, ông có lời khuyên nào cho người sử dụng thư điện tử trên internet?

Môi trường internet rộng hơn so với môi trường mạng điện thoại. Các dịch vụ internet có rất nhiều như google, microsoft, yahoo… tương ứng với các mạng đó là các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng. Thường các dịch vụ đó do nước ngoài cung cấp và không có địa chỉ quản lý tại Việt Nam. Trong nhiều tình huống, nếu muốn liên hệ để hỗ trợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Thông tin cá nhân và thông tin liên quan bị mất có thể do người sử dụng không để ý, điền các thông tin quan trọng như ngày sinh tháng đẻ, vợ chồng con cái… lên các trang mạng xã hội và rất dễ bị lợi dụng. Hai là nhà cung cấp dịch vụ làm mất thông tin cá nhân của khách hàng, bị hacker tấn công và lấy cắp thông tin cá nhân. Trong trường hợp này, khách hàng không kiểm soát được mà do lỗi từ nhà mạng. Đối với mỗi người dùng internet, những thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, chứng minh thư, tài khoản, địa chỉ nhà, điện thoại, địa chỉ email… cần phải rất cẩn trọng nếu điền lên các trang mạng xã hội và các trang lưu trữ.

Ngoài ra, địa chỉ thư cá nhân cũng rất dễ bị rò rỉ, như đưa lên một diễn đàn, những người chuyên thu thập và phát tán spam rất dễ lợi dụng và làm lộ.

Với thực tế đó, theo ông, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ tới đâu và cơ quan an ninh mạng có kỹ thuật nào hạn chế thư rác, hỗ trợ người dùng không thưa ông?

Trên internet, việc gửi thư đi dễ dàng hơn. Không cần công cụ hỗ trợ mà chỉ cần có 1 máy tính kết nối internet là có thể gửi hàng trăm ngàn thư rác cùng lúc. Điều này là bài toán khó đối với những đơn vị cung cấp như VNPT, FPT và các đầu mối cung cấp dịch vụ internet khác ở Việt Nam, bởi họ chỉ cung cấp dịch vụ kết nối mà không kiểm soát được nội dung.

Trước thực trạng tràn lan thư rác phát tán lung tung, nhiều website có nội dung đồi trụy, tuyên truyền phản động hoành hành, về mặt kỹ thuật có thể có các phần mềm, công nghệ hỗ trợ ngăn chặn được.

Các công ty công nghệ phần mềm trong nước có thể cung cấp công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể bao quát, xử lý trong phạm vi quốc gia mình mà không thể can thiệp được nếu máy chủ điều hành các trang mạng đó đặt ở nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Anh (thực hiện)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang