Nhà khoa học Nhật Bản nhận giải Nobel Y học 2016

author 14:42 04/10/2016

(VietQ.vn) - Giải thưởng Nobel y học đã được trao cho nhà sinh học tế bào Nhật Bản với khám phá về cách thức tế bào tự phân hủy và tái chế các thành phần của chúng.

Ông Yoshinori Ohsumi, 71 tuổi, sẽ được nhận khoản tiền thưởng lên đến 8 triệu krona Thụy Điển (tương đương 718,000 bảng Anh) vì đã khám phá ra "cơ chế của quá trình tự thực (autophagy)”. Đây là một quá trình cơ bản trong tế bào mà các nhà khoa học tin rằng có thể được dùng để chống lại các căn bệnh như ung thư và mất trí nhớ.

Tự thực là quá trình tái chế nội bộ bên trong của cơ thể. Khi những tế bào chết đi hoặc không còn hữu ích, những thành phần phế phẩm sẽ bị tiêu biến và những thành phần còn hữu dụng sẽ được giữ lại để tạo ra năng lượng hoặc xây dựng các tế bào mới. Quá trình này rất quan trọng để ngăn ngừa các khối ung thư xuất hiện và tăng trưởng, chống lại chứng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bằng cách duy trì quá trình trao đổi chất hiệu quả, nó giúp cơ thể phòng ngừa các căn bệnh khác như tiểu đường.

Rối loạn quá trình tự thực sẽ gây ra hàng loạt các căn bệnh khác như Parkinson, tiểu đường loại 2, ung thư... Những nghiên cứu chuyên sâu đang được đẩy mạnh để phát triển các loại thuốc điều hòa quá trình tự thực nhằm chữa trị các căn bệnh khác nhau.

 Chân dung Yoshinori Ohsumi, nhà khoa học đoạt giả thưởng Nobel y học năm 2016. Nguồn ảnh: theguardian

Phát biểu với các phóng viên trong buổi họp báo ở Tokyo, ông Ohsumi cho biết: “Khi tôi còn nhỏ, giải thưởng Nobel là một ước mơ cháy bỏng. Nhưng sau khi bắt đầu nghiên cứu, tôi không còn quá chú tâm về nó nữa”.

Ohsumi nói rằng ông đã chọn tập trung nghiên cứu vào đề tài hệ thống xử lý chất thải của tế bào vì ông muốn làm điều gì đó khác biệt.

"Tôi không cảm thấy thoải mái khi cạnh tranh với nhiều người. Thay vào đó, tôi cảm thấy thú vị khi làm một điều gì đó chưa từng có người nào thực hiện". Ông nói thêm, "Nói cách khác, việc tìm kiếm một điều gì đó mới mẻ đã truyền cảm hứng cho tôi”.

Từ autophagy từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "tự thực". Nó đề cập đến quá trình trong đó các mảnh rác tế bào bị bắt và nhốt trong màng bao gọi là autophagosomes. Sau đó các màng bao này sẽ được vận chuyển đến một cấu trúc gọi là lysosome có chức năng như một thùng rác trong tế bào.

Bằng cách nghiên cứu tế bào nấm men, Ohsumi xác định các gen chính có liên quan đến quá trình tự thực cũng như cách thức hình thành những màng bao autophagosome. Sau đó ông đã tìm thấy quá trình tái chế tế bào tương tự cũng xảy ra ở con người. Ông cho rằng chúng ta sẽ không thể tồn tại mà không có quá trình tự thực.

Juleen Zierath, một thành viên của Ủy ban Nobel, cho biết: "Mỗi ngày chúng ta cần phải thay thế từ 200 đến 300g protein trong cơ thể. Chúng ta ăn khoảng 70g protein mỗi ngày, nhưng điều này là không đủ để để tạo ra các protein mới. Quá trình tự thực sẽ giúp trả lời câu hỏi trên vì những tế bào cũ khi chết đi sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn mà sẽ được tái chế và giữ lại những phần hữu ích”.

Giáo sư đạt giải Nobel kinh tế chia sẻ về chính sách và sự phát triển(VietQ.vn) - GS. Finn E. Kydland – người đạt giải Nobel Kinh tế năm 2004 vừa có chia sẻ về chính sách kinh tế và sự tăng trưởng trong một sự kiện Bộ KH&CN tổ chức.

Theo Khám Phá

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang