Những điều cần làm để bảo vệ xe máy khi đỗ ngoài trời
Dự thảo QCVN về yêu cầu kỹ thuật vành và bánh xe mô tô, xe gắn máy
Đổ không đúng loại xăng cho xe máy có thể gây nguy hại đến động cơ
Cháy do chập mạch điện ắc quy xe máy: Cảnh báo nguy hiểm nếu dùng ắc quy sai cách
Xe máy để ngoài trời có thể gặp nhiều rủi ro và vấn đề liên quan đến sự bảo quản và bảo dưỡng. Mưa to hay nắng gắt đều là những kẻ thù của xe máy, để có thể bảo vệ tối đa cho phương tiện có một số lưu ý sau:
Chọn nơi đỗ xe phù hợp
Vị trí đỗ xe là một tiêu chí rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng ít nhiều đến độ bền của phương tiện. Không đỗ xe trên bãi cỏ hoặc đất, vì hơi ẩm bốc lên có thể làm rỉ sét một số bộ phận của xe. Đảm bảo khu vực đỗ với sàn vững chắc, có mái che để chiếc xe tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trong trường hợp nơi để xe không có mái che chắn, chủ xe cần chủ động sắm bạt che để bảo vệ xe trước những tác động tiêu cực của thời tiết.
Cần rửa xe ngay sau khi đi trời mưa
Nhiều người thường nghĩ rằng khi mưa xuống, nước mưa sẽ rửa trôi các vết bẩn trên xe. Vì vậy, đa số mọi người đều không rửa xe sau khi đi mưa. Tuy nhiên, suy nghĩ ấy là hoàn toàn sai lầm. Chưa kể, khi đi xe trời mưa các nước bùn, cát trên mặt đất sẽ bắn vào khung và gầm xe. Nếu không sớm đem xe đi rửa, cái lớp kim loại của khung xe rất dễ bị oxi hóa khiến xe nhanh bị xuống cấp. Vì vậy, sau khi mưa nên đưa xe đi rửa càng sớm càng tốt.
Lưu ý nếu không rửa xe được luôn sau khi dính mưa, chủ xe nên chọn ngày không nắng gắt để đem xe đi rửa. Bởi vì khi dùng nước lạnh rửa xe ngay sau khi đi nắng sẽ làm nhiệt độ bị thay đổi đột ngột gây hỏng lớp sơn của xe.
Kiểm tra định kỳ dầu máy và dầu láp
Đối với xe tay ga sẽ có thêm một loại dầu láp hay còn được gọi là dầu hộp số, nhớt hộp số,… Loại dầu này có tác dụng bôi trơn giúp bộ bánh răng truyền động bánh sau của xe tay ga vận hành trơn tru hơn. Theo các chuyên gia kỹ thuật, khi điều khiển xe tay ga, các bạn cần lưu ý đến việc thay dầu láp định kỳ giống như khi thay dầu máy. Theo khuyến cáo thì xe tay ga cứ 3 lần thay dầu máy thì một lần thay dầu láp.
Thông thường, một chiếc xe tay ga cần được thay dầu máy (dầu động cơ) khi xe vận hành khoảng 1.500 đến 2.000km và cần thay dầu láp sau khoảng 5.000 – 6.000km (3 lần thay dầu máy/1 lần thay dầu láp). Đặc biệt, khi xe bị ngập nước, hoặc nước lọt vào hộp truyền động bánh sau thì cần phải thay ngay dầu láp để tránh hư hỏng làm giảm tuổi thọ của hộp truyền động.
Việc lựa chọn thay dầu xe cũng rất quan trọng. Đối với dầu máy khi thay nhớt xe máy, sẽ có những những thông số như JASO, SAE, API được in rõ trên bao bì của mỗi chai nhớt.
Trong đó JASO là tiêu chuẩn của Nhật dành riêng cho dầu nhớt xe máy 4 thì và được chia làm 4 cấp JASO MA, JASO MA1, JASO MA2 và JASO MB. Với các cấp JASO MA, JASO MA1, JASO MA2 có hệ số ma sát cao, phù hợp với xe số. JASO MB phù hợp với xe tay ga vì có đặc tính ma sát thấp. Còn SAE là cấp nhớt tiêu chuẩn của Hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ giúp phân biệt độ đặc loãng của dầu nhớt, có ký hiệu SAE 10W40, SAE 5W40…Cuối cùng là cấp hiệu năng API là tiêu chuẩn để phân loại chất lượng của nhớt. Trong đó, ký hiệu “S” là loại nhớt dành cho động cơ xăng và “C” là nhớt dành cho động cơ dầu. Với dầu nhớt xe máy cho động cơ xăng, chất lượng của nhớt sẽ được đánh giá qua 2 chữ cái sau chữ API theo cấp tăng dần như sau: SF => SJ => SL => SM => SN. Ví dụ, giữa nhớt xe API SJ và API SL thì dầu nhớt API SL sẽ tốt hơn API SJ.
Đối với dầu láp các nhà sản xuất dầu nhớt khuyến cáo nên sử dụng dầu hộp số có tiêu chuẩn API GL-5, SAE 80W-90 để bôi trơn hộp số xe tay ga.
Bảo dưỡng hệ thống điện và lọc gió
Với hệ thống điện bao gồm bình ắc quy, đèn, công tắc, dây điện và các linh kiện khác. Kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo rằng nó hoạt động bình thường. Đảm bảo bình ắc quy có đủ điện và nước, kiểm tra các đèn để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc đục, và kiểm tra các dây điện để đảm bảo rằng chúng không bị gãy hoặc ẩm ướt.
Còn đối với lọc gió cod nhiệm vụ là đưa luồng không khí sạch vào khoang nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bẩn sẽ khiến xe chạy yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu và kết quả là hao tốn nhiều xăng dầu hơn. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng lọc gió thường xuyên hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy vào loại lọc gió của mỗi dòng xe mà kỹ thuật viên sẽ vệ sinh hoặc thay mới nhưng tốt hơn hết bạn nên kiểm tra lọc gió theo định kỳ 10.000 km.
Bảo dưỡng hệ thống điện và lọc gió của xe máy là cách đảm bảo rằng xe máy của bạn hoạt động một cách an toàn và hiệu quả khi nó phải tiếp xúc với các yếu tố thời tiết khắc nghiệt và môi trường bên ngoài.
Để bảo vệ xe máy khi để ngoài trời yêu cầu sự chăm sóc và quan tâm nhiều hơn của chủ xe. Bằng cách tuân theo các biện pháp bảo vệ này, chủ xe có thể đảm bảo rằng xe máy của mình được bảo vệ khỏi tác động của thời tiết cũng như duy trì khả năng vận hành của xe.
Duy Trinh (t/h)