Những loại rau kết hợp với lẩu nguy cơ 'sinh độc' cần tránh dùng

authorNgọc Nga 10:14 11/06/2022

(VietQ.vn) - Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu mỗi khi ăn lẩu, tuy nhiên không phải loại rau nào cũng nên kết hợp với ăn lẩu vì chúng có thể gây ra độc tố.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, trừ nóng và giải độc. Tuy nhiên, nếu kết hợp không đúng cách thì rau xanh cũng gây ra nhiều độc tố có hại cho cơ thể.

Các loại nấm lạ

Người dùng cần đặc biệt lưu ý, chỉ nên dùng các loại nấm quen thuộc để nhúng lẩu như kim châm, đùi gà, nấm hải sản, nấm rơm… Không hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình bởi có thể là nấm độc, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng con người.

Giá đỗ

Giá đỗ có vị thanh mát, dễ ăn và được nhiều người yêu thích. Người tiêu dùng có thể ăn giá đỗ sống, nấu canh hoặc làm các món xào. Giá rất nhanh chín nên có vẻ thích hợp với món lẩu. Tuy nhiên, ăn giá đỗ với lẩu riêu cua lại không phải lựa chọn tốt. Nó có thể gây ngộ độc. Bởi giá đỗ nảy mầm trong môi trường ẩm, nhiệt độ 30-35 độ C. Vì vậy giá có thể chứa nhiều vi sinh vật. Nếu không được rửa sạch mà dùng để ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu rất dễ gây đau bụng.

 Nhiều loại rau không nên kết hợp với lẩu vì dễ sinh ra độc tố. Ảnh minh họa

Mồng tơi với lẩu bò

Mồng tơi là loại rau khá lành tính, thường được dùng để nấu canh hoặc xào. Nhiều người cũng dùng mồng tơi để nhúng lẩu. Tuy nhiên không nên ăn lẩu bò với mùng tơi vì dễ gây đau bụng, khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

Rau hoa chuông (giống cây rau đắng)

Cây hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông có chứa chất Spocolamin có chứa chất độc gây ảo giác.

Rau kinh giới với lẩu gà

Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc, có tính can ôn trong khi đó rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán. Nếu ăn chung hai loại thực phẩm này sẽ khiến chóng mặt, ù tai, thậm chí run rẩy, ngứa ngáy toàn thân.

Lẩu gà nên ăn cùng bắp chuối, rau đắng, rau muống, bông súng, nấm tươi, ngải cứu. Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu gà với ngải cứu.

Cà chua, khoai lang và khoai tây với lẩu hải sản

Mọi người thường cho cà chua vào nồi lẩu để tạo màu sắc đẹp mắt và tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, đây là đại kỵ khi ăn lẩu hải sản. Ăn lẩu hải sản với cà chua, khoai lang, khoai tây sẽ bị khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Lá khoai môn

Một số người thích có lá khoai môn vào nổi lẩu. Tuy nhiên, ăn phải lá khoai môn ngứa sẽ rất khó chịu, gây ngứa vùng miệng họng... Do đó, tốt nhất nên tránh dùng loại rau này khi ăn lẩu.

Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang

Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang, khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Một số lưu ý khác khi chọn rau ăn lẩu

Không nên chọn những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí… để ăn lẩu. Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…

Không nên nấu chung các loại cà chua, khoai tây và khoai lang với nhau vì chúng có thể gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và đi ngoài. Củ cải và mộc nhĩ không nên cùng xuất hiện trong bữa lẩu. Hai loại này khi kết hợp với nhau có thể sinh ra hoạt chất sinh học khác gây viêm da, dị ứng.

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang