"Niềm tin sụt giảm, doanh nghiệp lấn cấn"

author 08:26 01/12/2012

Đó là ý kiến đánh giá của bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch phòng thương mại công nghiệp, nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng xung quanh câu chuyển "giải cứu doanh nghiệp"

Thực trạng các doanh nghiệp hiện nay, mặc dù Chính phủ và các NHTM đã đưa ra các gói giải pháp như giảm lãi suất, giảm thuế song hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa từ đầu năm đến nay cho thấy các biện pháp này dường như là chưa đủ.

Trao đổi về vấn đề này, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng cho biết, con số 40.000 doanh nghiệp đóng cửa và giải thể từ đầu năm đến nay có thể lên đến 50.000 doanh nghiệp khi kết thúc năm 2012 và như vậy tổng cộng có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa và giải thể trong 2 năm vừa qua. Theo bà Lan, con số này là “bất thường” và đáng báo động, chứ không đơn giản chỉ là hoạt động đào thải của thị trường.
Bà Phạm Chi Lan
 
Tại sao chúng ta đã có các giải pháp cứu trợ doanh nghiệp, vấn đề này đều được các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận và cùng giải quyết, nhưng thực tế các doanh nghiệp vẫn phá sản và hoạt động co cụm?
 
Theo bà Lan, các gói giải pháp chưa được thực hiện một cách đồng bộ, có giải pháp đúng nhưng không thực hiện đúng các cam kết của các văn bản chính sách.
 
Thứ hai là mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm (từ 14% đầu năm xuống 9%/năm) song thực thế hiện nay việc cho vay ra của các ngân hàng khá thấp (tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 dự kiến ở mức 5% - theo con số báo cáo của Thống đốc NHNN trả lời trước Quốc hội).
 
Bản thân các doanh nghiệp cũng không dám vay, và ngay cả những doanh nghiệp còn sót lại thì lượng tồn kho cũng rất lớn (cuối quý 3 trên 20%) và họ còn có những khoản nợ xấu chưa giải quyết được nên việc vay mới là không dễ dàng.
 
Theo bà Lan, niềm tin của doanh nghiệp và triển vọng phát triển của VN trong thời gian tới đang khá thấp đã khiến các doanh nghiệp hiện tại không dám đầu tư và không dám vay tiền kinh doanh mới, các DN hiện nay cố thủ để cố giữ lại những mảng thị trường hoặc các sản phẩm đã mất bao nhiêu năm dày công xây dựng.
 
Bà Lan có đề xuất việc giải quyết nợ xấu cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa trước – và Nhà nước cần ưu tiên giải quyết nợ xấu cho hợp lý. Hiện nay 2 khối nợ xấu lớn nhất tập trung tại khối doanh nghiệp nhà nước và bất động sản – nhưng đây cũng là 2 khối có tiếng nói mạnh nhất để Chính phủ tập trung giải quyết nợ xấu cho họ - trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không được quan tâm đầy đủ.
 
Nếu tập trung giải quyết nợ xấu của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm giảm áp lực tồn kho mạnh mẽ, giảm áp lực về công ăn việc làm và thu nhập đang giảm đi trong xã hội, khi người dân có thu nhâp thì mới có tiêu dùng, bản thân DN nhỏ và vừa cũng kinh doanh tiêu thụ hàng hóa của nhau, đó là biện pháp, đề xuất với nhà nước trong cách giải quyết nợ xấu và tồn kho.
 
Theo TTVN/Cafe F
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang