Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công

author 16:39 09/10/2021

(VietQ.vn) - Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã và đang trở thành mục tiêu và hướng đến của nhiều quốc gia. Đặc biệt hơn, đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng thì việc phát triển TTKDTM là cần thiết, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020, bài viết nghiên cứu các chính sách, quy định pháp lý của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và một số thành tựu trong phát triển TTKDTM nói chung, cũng như trong dịch vụ công nói riêng.

Đặt vấn đề

TTKDTM là xu thế tất yếu phù hợp với bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu như hiện nay.

Qua khảo sát, các nước có nền kinh tế phát triển thường ít sử dụng tiền mặt hơn so với các nước đang phát triển. Để duy trì hoạt động thanh toán bình thường của nền kinh tế, các nước thường có chính sách khuyến kích TTKDTM và củng cố niềm tin của người dân khi tham gia giao dịch trực tuyến.

 
Ở Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy hoạt động TTKDTM. Một trong các lĩnh vực được quan tâm thực hiện đó chính là phát triển TTKDTM trong dịch vụ công- lĩnh vực có tính xã hội cao.

Trong thời gian qua, hoạt động TTKDTM nói chung và đối với dịch vụ công nói riêng ở Việt Nam đã được mở rộng cả về quy mô và chất lượng; có bước phát triển mạnh với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, song đi cùng với đó là những thách thức cần sớm có giải pháp khắc phục.

Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công

Cơ chế, chính sách v thanh toán không dùng tin mt

Hiện nay, khung khổ pháp lý về TTKDTM đã dần được hoàn thiện tương đối đồng bộ. Ngày 22/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM.; Ngày 01/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM.

Để thúc đẩy phát triển hoạt động TTKDTM, ngày 30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTG, ngày 23/2/2018 về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; Chỉ thị số 22/CT-TTg, ngày 26/5/2020 về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển TTKDTM tại Việt Nam.

Các văn bản chỉ đạo trên tập trung vào mục tiêu đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển TTKDTM tại Việt Nam như: Tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức tín dụng với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, Kho bạc Nhà nước (KBNN) để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước (NSNN) bằng phương thức điện tử;

Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công; Đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán; Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội;

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản hướng dẫn về cơ chế tài chính cho phép các đơn vị cung ứng dịch vụ công được chi trả phí dịch vụ thanh toán cho ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi triển khai việc thanh toán qua ngân hàng.

Cùng với đó, KBNN đã trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN.

Nghị định này đã bổ sung quy định về việc nộp tiền vào NSNN theo phương thức điện tử qua Cổng Dịch vụ công quốc gia và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, qua ứng dụng điện tử của các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường tính minh bạch trong công tác quản lý thu NSNN.

Tình hình phát trin hot đng thanh toán không dùng tin mt nói chung và đi vi dch v công nói riêng

Qua 5 năm thực hiện Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (được ban hành kèm theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ), hoạt động TTKDTM tại Việt Nam nói chung và đối với dịch vụ công nói riêng đãđạt được những kết quảtích cực.

Thứ nhất, hệ thống TTKDTM phát triển mạnh với sự tham gia của nhiều tổ chức. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến tháng 5/2020, có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet, 49 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, 30 NHTM và 6 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp triển khai thanh toán với khoảng 80 nghìn điểm chấp nhận mã phản hồi nhanh - QR Code.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM được chú trọng đầu tư, nhất là thanh toán điện tử, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của xã hội. Các công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán như: Công nghệ xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, QR Code, mã hóa thông tin thẻ... được các ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng, đặc biệt là việc thanh toán bằng QR Code gắn với đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới và hành vi người tiêu dùng.

Thứ ba, tổng giá trị TTKDTM tăng lên đáng kể và trở thành xu hướng thanh toán trong nền kinh tế. Theo số liệu của NHNN, trong 5 năm qua, tổng số lượng thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%; thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng, nhưng tăng tới 3.000% về giá trị.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM đều tăng tương ứng 75,2% và 30% so với cùng kỳ năm 2019; đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng gần 125% và 130% so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng theo số liệu thống kê của NHNN, số lượng thiết bị ATM 9 tháng năm 2020 tăng 3,61% và POS/ EFTPOS/EDC tăng 0,44% so với cùng kỳ 2019; giá trị giao dịch ATM tăng 0,44% và POS/EFTPOS/EDC tăng 2,40% so với cùng kỳ năm 2019, số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng là 102,47% và 116,71% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với dịch vụ công, hoạt động TTKDTM cũng đạt được một số kết quả nhất định. Thời gian qua, KBNN đã tích cực phối hợp với các đơn vị triển khai và phát triển hệ thống TTKDTM đối với các dịch vụ công như: Thu NSNN, KBNN đã triển khai dự án hiện đại hóa thu NSNN, chia sẻ dữ liệu thu và tổ chức phối hợp thu NSNN bằng điện tử với với ngân hàng thương mại hoặc qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; thu phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (qua Cổng Dịch vụ công quốc gia); trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN…

Khảo sát từ năm 2019 đến năm 2020 cho thấy, thu chi bằng tiền mặt qua KBNN chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2019, số thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 0,47% tổng thu qua KBNN (giảm 14% so với năm 2018); số chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 2,96% tổng chi qua KBNN (giảm 43% so với năm 2018). Năm 2020, số thu NSNN bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chiếm 0,71% so với tổng thu qua KBNN (giảm 0,1% so với cuối năm 2019); số chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 1,1% so với tổng chi qua KBNN (giảm 1,42% so với cuối năm 2019).

Bên cạnh các dịch vụ công được thu qua KBNN, các dịch vụ công khác như điện, xăng dầu, viện phí, học phí, bưu chính viễn thông, truyền hình cáp… cũng được tập trung phát triển phương thức TTKDTM.

Theo số liệu của Vụ Thanh toán (NHNN), đến cuối năm 2019, cả nước có 26 ngân hàng thương mại đã ký kết thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc; 26 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền nước sạch tại hơn 20 tỉnh, thành phố; 11 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường đại học; 6 ngân hàng phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí tại các bệnh viện lớn; 05 ngân hàng phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Và con số này đã tăng lên đáng kể trong năm 2020.

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công tại Việt Nam

Để phát triển hoạt động TTKDTM đối với dịch vụ công tại Việt Nam trong thời gian tới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, đầy đủ để điều chỉnh các hình thức TTKDTM. Các cơ quan quản lý nhà nước, chủ trì là Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp để hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thanh toán điện tử; tiếp tục đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ công; đồng thời, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020, Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công để tham mưu các giải pháp phù hợp trong tình hình mới.

Đặc biệt, có cơ chế tài chính cho phép các tổ chức hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp được chi trả phí dịch vụ cho các dịch vụ thanh toán điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ; hướng dẫn cụ thể, khả thi để các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng đúng quy định.

Thứ hai, nâng cấp, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công. Tăng cường sự chỉ đạo của các bộ, ban, ngành và UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công.

Đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin nhằm quản lý dữ liệu tập trung. Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho đầu mối phụ trách tại các đơn vị dịch vụ công.

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức TTKDTM.

Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

Tài liệu tham khảo:

1. Th tướng Chính ph (2016), Quyết đnh s 2545/QĐ-TTg phê duyt đ án phát trin thanh toán không dùng tin mt ti Vit Nam giai đon 2016-2020;

2. Th tướng Chính ph (2018), Quyết đnh s 241/QĐ-TTg phê duyt đ án đy mnh thanh toán qua ngân hàng đi vi các dch v công: thuế, đin, nước, hc phí, vin phí và chi tr các chương trình an sinh xã hi;

3. Th tướng Chính ph (2020), Ch th s 22/CT-TTg v vic đy mnh trin khai các gii pháp phát trin thanh toán không dùng tin mt ti Vit Nam”;

4. Nguyn Th Kim Nhung, “Phát trin thanh toán không dùng tin mt các dch v công qua ngân hàng thương mi”, Tp chí Ngân hàng, http:// tapchinganhang.gov.vn;

5. Phm Tiến Dũng, “Đẩy mnh thanh toán không dùng tin mt trong lĩnh vc dch v công - kết qu và mt s khuyến ngh”, Tp chí Th trường tài chính tin t, https://thitruongtaichinhtiente.vn.

 Mai Thanh Bình, Lê Hoàng Oanh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

(Theo Tạp chí Tài chính)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang