Phương thuốc chống lại Covid-19 Nga vừa phát hiện hiệu quả ra sao?

author 10:29 06/05/2021

(VietQ.vn) - Các chuyên gia của Nga mới đây đã phát hiện ra phương thuốc chống lại Covid-19 chính là vaccine bại liệt trong nước.

Các chuyên gia của Trung tâm khoa học liên bang về Nghiên cứu và Phát triển các chế phẩm sinh học miễn dịch Chumakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã chứng minh vaccine bại liệt sống trong nước có thể ngăn ngừa Covid-19.

Giám đốc Trung tâm Chumakov Aydar Ishmukhametov cho biết, đơn vị này đã tiêm cho khoảng 60 tình nguyện viên một loại vaccine bại liệt sống và kết quả là đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm này. Trung tâm đã chứng minh được vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đặt việc tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt trong cuộc chiến chống Covid-19 như một "lựa chọn cấp cứu".

Trước đây, như các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết, người Nga được bảo vệ khỏi Covid-19 bằng khả năng miễn dịch không đặc hiệu - loại phản ứng tương tự của hệ thống miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng. Vào những năm 1960, nhà virus học Liên Xô, Viện sĩ Mikhail Chumakov đã bày tỏ ý tưởng rằng, vaccine bại liệt sống có thể làm giảm quá trình của bệnh cúm. Trung tâm khoa học hiện đã kiểm tra thực nghiệm giả thuyết này đối với virus SARS-CoV-2.

 Nga phát hiện ra phương thuốc chống lại Covid-19. Ảnh minh họa

Vào cuối những năm 1950, lần đầu tiên trên thế giới tại Viện Viêm tủy và Viêm não do Virus thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Liên Xô (nay là Trung tâm khoa học liên bang về Nghiên cứu và Phát triển các chế phẩm sinh học miễn dịch mang tên Chumakov, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga), công nghệ sản xuất vaccine sống chống lại bệnh bại liệt ở quy mô công nghiệp đã được phát triển và vào năm 1960, đã có một cuộc tiêm chủng quy mô lớn cho toàn bộ dân chúng Liên Xô.

Trung tâm Chumakov đã phát triển loại vaccine toàn phần bất hoạt "KoviVac", được Bộ Y tế Nga đăng ký vào ngày 19/02. Nó dựa trên virus SARS-CoV-2, đã được làm mất đi đặc tính lây nhiễm, nhưng đồng thời vẫn giữ được khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch. Những loại vaccine như vậy chứa toàn bộ tập hợp các protein của hạt virus - đáp ứng miễn dịch được mong đợi là hoàn thiện nhất. Hoạt động sản xuất công nghiệp của KoviVac chính thức bắt đầu từ ngày 25/3.

Cẩn trọng khi sử dụng quạt điều hòa ngày nắng nóng(VietQ.vn) - So với các thiết bị làm mát khác, quạt điều hòa ngày càng được ưa chuộng hơn bởi không chỉ sở hữu nhiều tính năng vượt trội mà giá thành vô cùng hợp lý. Tuy nhiên quạt điều hòa cũng có những tác hại nếu không dùng đúng cách.

Liên quan tới tình hình tiêm vaccine Covid-19, theo thống kê cách đây ít ngày trên toàn thế giới hiện đã có 207 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêm tổng cộng một tỷ liều vaccine Covid-19, mang lại niềm hy vọng khi Ấn Độ đang trải qua đợt bùng phát nghiêm trọng.

Chiến dịch tiêm chủng là niềm hy vọng lớn nhất của chính phủ các nước. Số liều vaccine được sử dụng tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy một tháng. Trong khi phần lớn nước nghèo đã bắt đầu tiêm chủng nhờ vào chương trình Covax, có tới 47% lượng vaccine do các nền kinh tế lớn, chiếm 16% dân số thế giới, nắm giữ. Các nước thu nhập thấp chỉ có 0,2% số vaccine.

Tại Mỹ, cơ quan quản lý đã nối lại chương trình tiêm chủng bằng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson, từng bị dừng do lo ngại chứng đông máu. Ở châu Âu, ngày 24/4, Bỉ cho phép tiêm vaccine J&J đối với tất cả người lớn. Nước này hiện có 36.000 liều vaccine, dự kiến có tổng cộng 1,4 triệu liều kể cho đến tháng 6 năm nay.

Liên minh châu Âu cho biết toàn khối sẽ có đủ vaccine để tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành vào cuối tháng 7. Song bất chấp các triển vọng từ chương trình tiêm chủng, Covid-19 vẫn là mối đe dọa lớn. Đức đã ban hành quy định phong tỏa cứng rắn hơn, bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm, đóng cửa trường học. Các quy tắc mới gây tranh cãi, được thông qua trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình lớn xảy ra ở Berlin.

Tại Anh, lệnh hạn chế tiếp tục khiến người dân tức giận. Cảnh sát London đã bắt giữ 5 người biểu tình quá khích phản đối phong tỏa. Anh bắt đầu gỡ dần hạn chế Covid-19 vào tháng trước nhờ chiến dịch tiêm chủng thành công.

Ấn Độ đang trải qua đợt bùng phát nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch. Chiến dịch tiêm chủng gặp nhiều trở ngại vì thiếu nguồn cung. Số ca nhiễm gia tăng cũng đẩy hệ thống y tế nước này đến bờ vực sụp đổ. Các bệnh viện thiếu giường nằm, oxy y tế, thuốc men. Nhiều bệnh nhân tử vong bên ngoài cổng viện, các lò hỏa thiêu liên tục đỏ lửa.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang