Sản xuất, buôn bán bánh cốm giả mạo nhãn hiệu bị khởi tố
Nhập lậu lượng lớn quần áo, thực phẩm đông lạnh đóng gói sẵn
Sử dụng phụ gia thực phẩm đúng cách để tránh hại sức khỏe
Website quaythuocgiadinh.com 'hô biến' thực phẩm chức năng thành thuốc, có dấu hiệu lừa dối người dùng
Theo tin tức từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Nam, trước đó Công an tỉnh Hà Nam Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Hà Nam phối hợp với phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Nam kiểm tra Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Hương Tới tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Tại thời điểm kiểm tra cơ sở đang sản xuất, đóng gói sản phẩm thành phẩm là bánh cốm và 01 loại bánh màu vàng mang nhãn hiệu Nguyên Ninh, số 11 Hàng Than, Hà Nội.
Hà Nam khởi tố một cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo giả mạo. Ảnh: Cục QLTT Hà Nam
Cũng tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định. Đội QLTT số 3 tạm giữ 525 chiếc bánh thành phẩm các loại mang nhãn hiệu Nguyên Ninh, 35.000 chiếc vỏ hộp bánh mang nhãn hiệu Nguyên Ninh, 3 hệ thống máy cùng nguyên liệu, phụ gia để sản xuất bánh.
Bước đầu xác định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Hương Tới có dấu hiệu vi phạm về hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả là thực phẩm, có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 193 Bộ Luật Hình sự.
Căn cứ Quy chế phối hợp số 02/2018/QCPH-LN ngày 30/11/2018 về phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Đội QLTT số 3 đã chuyển giao hồ sơ vụ việc, tang vật vi phạm đến phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” quy định tại Điều 193 - Bộ luật Hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, nghị định Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng quy định về hàng giả bao gồm: a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; h) Tem, nhãn, bao bì giả." |
An Dương