Công nghệ

Ứng dụng

Sinh vật lạ 'hút mọi ánh nhìn' bởi cơ thể trong suốt như thủy tinh

author 16:28 03/05/2015

(VietQ.vn) - Trong thế giới thiên nhiên kỳ thú, có rất nhiều sinh vật lạ "hút mọi ảnh nhìn" bởi đặc điểm hình dạng nổi bật, khác thường của chúng, điển hình như những sinh vật có cơ thể trong suốt như thủy tinh.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Xuất hiện ở vùng Trung Mỹ, bướm cánh thủy tinh là loài bướm lớn có đôi cánh gần như trong suốt. Đôi cánh dài khoảng 5-6 cm của bướm thủy tinh có màng nối giữa các gân cánh không màu, trong suốt; phần viền cánh lại chứa nhiều tế bào sắc tố như đỏ, cam hay nâu. Loài bướm này có thể bỏ ra hàng giờ đậu trên một bông hoa duy nhất để hút mật

Sinh vật trông nhẹ nhàng này thực chất là loài sên biển. Với chiếc vây mềm mại cùng cơ thể gần như trong suốt, trông chúng như những thiên thần dưới đáy biển. Đây cũng là một loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là những con sứa độc. Khả năng miễn dịch độc đáo giúp chúng tiêu thụ loài sứa này một cách dễ dàng đồng thời chuyển chất độc lên các gai nhọn trên thân làm vũ khí tự vệ

Mực ống kính (glass squid), hay còn gọi là mực vẹt (cockatoo squid), là một trong những sinh vật lạ dưới đáy biển, với cơ thể gần như trong suốt và đôi mắt khổng lồ. Nó cũng có khả năng phát quang sinh học. Chúng thường sống ở vùng nước nông, có nhiều ánh sáng mặt trời để có thể dễ dàng ngụy trang

Các sinh vật này, được gọi là Dendrogramma, bao gồm chủ yếu là lớp da bên ngoài và dạ dày bên trong, được ngăn cách bằng một lớp dày chất giống như thạch.   Các chuyên gia nhận định sinh vật lạ có liên quan tới các thể sống đã tuyệt chủng thời cổ đại, sống cách đây khoảng 600 triệu năm và có thể đã tái hiện nỗ lực ban đầu thất bại trong cuộc sống đa tế bào

Một ngư dân đã bắt được ở ngoài khơi New Zealand một sinh vật kỳ lạ, có hình dạng bên ngoài giống tôm nhưng có thân trong suốt như sứa. Các chuyên gia hải dương học Anh cho rằng đó là một dạng cá bống biển có tên khoa học là Salpa maggiore

Tôm ma. Lớp vỏ của loài động vật giáp xác nhỏ này khiến chúng gần trong suốt như thủy tinh. Trong tự nhiên, chúng có thể sống sông hồ ở nhiều nước, trong đó có Mỹ. Con tôm trong đến nỗi nó chỉ có màu sau khi ăn. Thức ăn chủ yếu của nó có gốc thực vật, vì vậy nó sẽ có màu xanh sau khi ăn

Lukina Jama–Trojama là hệ thống hang động sâu nhất Croatia và được biết đến với những đường cong đặc biệt, những hốc dài với độ sâu – 1.392 m. Loài động vật tí hon được tìm thấy ở độ sâu 980 m, trong một hang động ngầm toàn đất và cát với một dòng nước nhỏ chảy qua. Loài ốc này thường thích sống môi trường nhiều bùn, gần chỗ thoát nước của hang động nên các nhà khoa học suy đoán rằng chúng phân tán đi các nơi khác nhờ nước hay các động vật lớn hơn

Sinh vật tuyệt đẹp này thường sống trôi nổi trên bề mặt đại dương. Cơ thể của chúng dài không quá 7 cm, thường có màu xanh đậm, trong suốt như chiếc giấy bóng kính với cánh buồm cứng nhỏ ở phía trên với tác dụng giúp sứa đón gió và di chuyển trên mặt biển

Sinh vật biển này có phần thân trong suốt pha sắc tím nhạt nhưng chạy dọc sống lưng là gân hồng nổi bật. Với phần đầu thon gọn và sậm màu hơn, sinh vật kỳ lạ này có hình dáng trông như một chiếc thuyền nên các nhà khoa học đã gọi nó là 'Tàu chiến Bồ Đào Nha;

Sứa lược là một loài sứa bản địa của vùng tây Đại Tây Dương. Chúng có khả năng vô cùng dị thường là tự tái tạo bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bao gồm cả bộ não chỉ trong vài ngà

Cá mắt thùng. Loài cá này đôi khi còn được gọi là cá ma quỷ, vì có hình thù kỳ dị với phần đầu hoàn toàn trong suốt. Mắt cá ở bên trong đầu, có thể giúp chúng nhìn thẳng lên trên và phát hiện bóng của con mồi. Đôi mắt cũng có thể xoay theo nhiều hướng

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang