Sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Cảnh báo loạt lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng mới trong sản phẩm Microsoft
Chuyên gia khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi thực hiện phẫu thuật hút mỡ, bơm mông
Cảnh báo: Tương tác chéo trên mạng xã hội làm tăng nguy cơ lan truyền thông tin độc hại
Theo TS.BS dịch tễ học Tomotaka Ugai, Trường Y Harvard - người có nghiên cứu tập trung vào bệnh khởi phát sớm - nhận định một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây viêm hệ thống và kháng insulin, đồng thời dễ làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, do đó làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thức ăn nhanh đã trở thành một phần chính trong chế độ ăn uống ở nhiều quốc gia được cho là làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm bao gồm cả ung thư. Nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan đáng kể nhất quán giữa việc hấp thụ thức ăn nhanh và nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và một số bệnh ung thư cụ thể như ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy.
Sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở độ tuổi 13 đến 20. Ảnh minh họa
Một công trình nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Breast Cancer Research vào tháng 10, các chuyên gia từ Đại học Y khoa Nam Carolina (MUSC) đã phát hiện thức ăn nhanh, đồ ăn vặt có nồng độ glycat hóa bền vững (AGEs) cao làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú. AGEs - Sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end products) là các protein hoặc chất béo bị glycat hóa sau khi tiếp xúc với các đường. Chúng là nguyên nhân gây ra những tổn hại cho hệ thần kinh, các bệnh về mắt, thận và tim ở người bị tiểu đường và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực của quá trình lão hóa nhanh ở nhiều người. Các tác giả cho biết mức AGEs tăng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, chúng gần như bị bỏ qua do thiếu nghiên cứu về mối liên hệ nhân quả trực tiếp.
Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã nấu thức ăn gốc glucose ở nhiệt độ 120 độ C trong 15 phút, tạo ra các sản phẩm có phổ AGEs thường thấy trong thực phẩm chiên, nướng. Sau đó, họ chia chuột thí nghiệm thành ba nhóm: nhóm đối chứng với chế độ ăn chuột thông thường, nhóm ăn thực phẩm có AGEs nồng độ thấp và nhóm ăn thực phẩm có AGEs nồng độ cao. Các chuyên gia phát hiện các con chuột ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bị glycat hóa tạo ra tế bào vú bất thường, có sự thay đổi ở mô vú tương tự các bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Sự thay đổi này ở người được gọi là tình trạng "gia tăng mật độ vú", thể hiện ở ảnh chụp quang tuyến vú.
Phát hiện này không cho thấy mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa thực phẩm có nồng độ AGEs cao và ung thư phú. Tuy nhiên, nó chỉ ra rằng việc tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn làm tăng nguy cơ tạo tế bào vú bất thường, dẫn đến ung thư vú trong tương lai. Theo tiến sĩ Steven Quay, giám sát viên nghiên cứu, lĩnh vực điều trị ung thư vú đã có nhiều tiến bộ và thành công, song việc ngăn ngừa vẫn rất cần thiết. Ông giải thích sự phát triển của vú ở tuổi dậy khiến cơ thể dễ tổn thương trong vài năm. Các tác động từ môi trường, chế độ ăn hoặc những thủ tục y khoa như chụp X-quang có thể để lại hậu quả hơn.
Khánh Mai (t/h)