Tài xế xe tải cán tử vong CSGT ở Đồng Nai đối diện án nào?

author 17:09 18/04/2017

(VietQ.vn) - Liên quan đến vụ tài xế xe tải cán tử vong cảnh sát giao thông ở Đồng Nai, luật sư cho rằng phải xác định rõ thiếu tá CSGT bị trượt ngã hay là xe tải tông chết

Theo báo chí đưa tin, vào 19h15 ngày 15/4, trên quốc lộ 1, đoạn thuộc khu vực Trạm thu phí cầu Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã xảy ra vụ một xe tải cán tử vong thiếu tá Lê Quang Minh (Phòng cảnh sát giao thông Công an Đồng Nai). Ngay sau khi gây tai nạn, tài xế đã bỏ trốn. Sau một ngày gây tai nạn tài xế Trần Mạnh Thống (25 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã đến công an trình diện.

Cơ quan Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cũng  đã ra quyết định khởi tố vụ án Chống người thi hành công vụ để điều tra làm rõ.

Tài xế xe tải cán tử vong cảnh sát giao thông ở Đồng Nai sẽ đối mặt với án phạt nào?

Hiện trường vụ tài xế xe tải cán tử vong cảnh sát giao thông ở Đồng Nai. Ảnh:Internet

Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam Online, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) cho biết: "Theo quy định pháp luật thì kết quả xác minh tin báo là căn cứ để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Kết quả xác minh sơ bộ của Công an Đồng Nai thể hiện là đồng chí thiếu tá CSGT bị trượt ngã vào bánh xe tải chứ không phải là "xe tải tông chết" như những thông tin đồn đoán ban đầu".

Luật sư Cường phân tích, nếu người tham gia giao thông chủ động dùng phương tiện giao thông để tấn công, nhằm gây thiệt mạng cho người thi hành công vụ thì người lái xe sẽ bị xử lý về tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS. Trong vụ việc này tội giết người đã được loại trừ. Còn nếu người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh, cản trở, tấn công người thi hành công vụ thì có thể bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ. 

Giá bia có tăng khi áp dụng dán tem đối với các sản phẩm bia?(VietQ.vn) - Đề án quy định về việc dán tem bia đối với tất cả các sản phẩm bia đang dự thảo lấy ý kiến và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến giá bia.

Nếu hành vi chống người thi hành công vụ mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu hành vi chống người thi hành công vụ mà gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 257 BLHS. Điều 257 BLHS không quy định hậu quả "nghiêm trọng" là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay có hai loại chế tài để áp dụng với hành vi chống người thi hành công vụ là chế tài hình sự quy định tại Điều 257 BLHS và chế tài hành chính quy định tại Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Vì vậy khi áp dụng pháp luật thì cần có những căn cứ, đánh giá tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra để làm căn cứ xác định có khởi tố hình sự hay chỉ xử phạt hành chính.

Vì vậy, nếu trong quá trình xác minh tin báo, trong quá trình điều tra mà có căn cứ xác định người tài xế xe tải đã có hành vi "dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ..." thì người lái xe này sẽ bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 BLHS nêu trên.

Hành vi phải thể hiện lỗi cố ý với mục đính nhằm chống người thi hành công vụ hoặc cảm trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ, hậu quả thiệt mạng đó phải có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi chống người thi hành công vụ gây ra. Trong vụ việc này nếu người lái xe tải không biết CSGT truy đuổi, không biết CSGT yêu cầu dừng xe... thì mới không bị xử hình sự.

Theo luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng và Công lý), nếu xác định hành vi của tài xế xe tải là chống người thi hành công vụ thì có thể tài xế sẽ phải lãnh mức án từ 2 năm đến 7 năm tù 

“Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm :

a)  Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động  người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Ninh Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang