Tăng cường năng lực báo cáo và kiểm kê khí nhà kính hướng đến xây dựng thị trường các-bon trong nước
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa theo tiêu chuẩn
Phát triển kinh tế xanh: Đẩy mạnh hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn môi trường
Hội thảo được tổ chức với sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương, Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Vụ Nông nghiệp - Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ pháp chế - Bộ Tài chính, Viện Môi trường Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng đại diện các đơn vị Sở ban ngành các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bà Cecilia Brennan, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Cecilia Brennan, Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho biết: “Úc nhận thấy các hoạt động về báo cáo và kiểm kê khí nhà kính hiệu quả là một phần quan trọng ưu tiên trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Úc. Úc mong muốn hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam thông qua việc cung cấp các nguồn tài chính công và tư nhân, thúc đấy hợp tác kỹ thuật và hợp tác giữa các cơ quan, hỗ trợ quan hệ đối tác thương mại”.
Thời gian qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành đã xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách liên quan để thực hiện. Tuy nhiên việc triển khai quy định này đang gặp một số khó khăn như: Chưa phù hợp năng lực của các cơ quan và địa phương, lộ trình kiểm kê KNK chưa phù hợp yêu cầu, doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện các quy định liên quan đến kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giảm phát thải…
Giống như Úc, Việt Nam đã cam kết mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để làm được điều này phía Úc đã hỗ trợ khóa học ngắn hạn nhằm tăng cường năng lực Báo cáo và Kiểm kê Khí nhà kính hướng đến Xây dựng thị trường các-bon trong nước cũng như Góp phần tăng cường liên kết thể chế giữa Việt Nam và Úc trong kiểm kê và báo cáo khí nhà kính, cũng như thiết lập và vận hành thị trường các-bon.
Trong phiên Tọa đàm về thách thức trong việc xây dựng thị trường các-bon Việt Nam, TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) đã trao đổi về vấn đề đảm bảo tính chính xác, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế của các báo cáo kiểm kê khí nhà kính: các phương pháp kiểm kê khí nhà kính phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; các tổ chức thẩm định và thẩm tra khí nhà kính độc lập hoạt động đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế; cần phải chuẩn hóa năng lực đội ngũ chuyên gia kiểm kê, chuyên gia thẩm tra, thẩm định khí nhà kính …
Theo ông Hiệp, năm 2024, STAMEQ đã lên kế hoạch xây dựng, soát xét gần 20 tiêu chuẩn liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon, công cụ tín dụng xanh… Các tiêu chuẩn này sẽ giúp nâng cao uy tín và hài hòa các thông lệ quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, việc sử dụng tiêu chuẩn này nhằm loại bỏ sự nhầm lẫn, cải thiện niềm tin vào thị trường, dẫn đến tăng đầu tư và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, cũng như lợi ích với môi trường.
Trong khuôn khổ Hội thảo còn diễn ra các Tọa đàm thảo luận về: Chiến lược khử các-bon của doanh nghiệp; Những thách thức đối với doanh nghiệp trong việc báo cáo phát thải khí nhà kính và tham gia vào các chiến lược khử cacbon.
Buổi chiều tối cùng ngày, STAMEQ đã có buổi tiếp đón và làm việc với Phó Giáo sư Liên Dương, Đại học Curtin, Úc và Giáo sư Tuấn Ngô – Nhà triệu tập mạng lưới ngành công nghiệp xây dựng khử cacbon và lãnh đạo chương trình của Trung tâm nghiên cứu hợp tác Xây dựng 4.0, Đại học Tổng hợp Melbourne, Úc. Tại buổi làm việc hai bên đã trao đổi kinh nghiệm trong kiểm kê, quản lý phát phải khí nhà kính.
Thành Trung - Vụ HCHQ