Tàu ngầm ‘quái vật hạt nhân' của Nga khiến đối thủ náo loạn mỗi khi xuất hiện

author 19:30 04/12/2017

(VietQ.vn) - Tàu ngầm K-137 "Leninets" là vũ khí quân sự do Nga chế tạo từ lâu. Vũ khí này được coi là "át chủ bài" đáng sợ nhất của Nga khiến mọi đối thủ náo loạn mỗi khi nó xuất hiện.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Ngày 6/11/1967, Nga biên chế tàu ngầm chiến lược K-137 "Leninets" chiếc đầu tiên thuộc Đề án 667A Navaga. Tuy không phải là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, tàu ngầm K-137 đánh dấu sự ra đời của đội tàu ngầm chiến lược được ví như những "quái vật hạt nhân trong lòng biển", sở hữu hỏa lực tương đương tàu ngầm Mỹ cùng thời, theo RBTH.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự nước này được biết, Nga đã có một số tàu ngầm Đề án 658 mang tên lửa hạt nhân kể từ năm 1960, nhưng tàu ngầm K-137 Leninets là chiếc đầu tiên được trang bị tận răng với tên lửa đạn đạo tầm xa.

 Tàu ngầm K-137 của Nga. Ảnh: VnExpress

 Tàu ngầm K-137 của Nga. Ảnh: VnExpress

Tàu ngầm Đề án 658 chỉ được trang bị ba tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-13 với tầm bắn tối đa 600 km. Bên cạnh đó, cơ số ba quả đạn cho mỗi tàu là quá ít.

Trong khi đó, tàu ngầm K-137 được trang bị 16 tên lửa R-27 Zyb, có tầm bắn 2.400-3.000 km. Tầm bắn gấp 5 lần thế hệ tàu ngầm chiến lược trước đó giúp tàu ngầm K-137 và những tàu ngầm nối tiếp dễ dàng triển khai ở khu vực xa bờ, gây khó khăn cho lực lượng phòng thủ đối phương.

Tên lửa R-27 mang một đầu đạn với sức nổ tương đương một triệu tấn thuốc nổ TNT, trong khi những chiếc thuộc Đề án 667AU đời sau sử dụng tên lửa R-27U trang bị ba đầu đạn riêng lẻ.

Sự xuất hiện của K-137 đánh dấu thời điểm Moscow sở hữu tiềm lực răn đe tương đương đối thủ. Các nhà thiết kế cũng tăng cường tiện nghi cho thủy thủ đoàn.

Không gian sinh hoạt và đường đi trên tàu ngầm K-137 rộng hơn hẳn so với Đề án 658, thậm chí các tàu ngầm này còn được lắp đặt một phòng tập thể dục, giúp thủy thủ đoàn thư giãn trong những chuyến tuần tra dài tới 6 tháng.

Điều quan trọng là chiếc tàu ngầm K-137 và những tàu tiếp theo đã xây dựng nền tảng cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược tương lai. Hải quân Nga sẽ không có những tàu ngầm tối tân như Borei hay Yasen nếu không có sự ra đời của Đề án 667A.

Siêu tàu ngầm hạt nhân không thể phát hiện của Nga vì chạy quá bí mật(VietQ.vn) - Tàu ngầm hạt nhân “Hoàng tử Vladimir” là một vũ khí quân sự do Nga chế tạo có khả năng giữ bí mật khi hoạt động rất cao nhờ sử dụng các vật liệu có tính chất vật lý vượt trội.

Các nguồn tài liệu của cả Nga và nước ngoài đều xác nhận, khi những chiếc tàu ngầm thuộc Đề án 667А ra biển (ít nhất cũng trong những năm đầu), thì toàn bộ một đội quân hùng mạnh của đối phương sẽ được đặt trong tình trạng báo động.

Một đặc điểm thú vị nữa của những chiếc tàu ngầm này là chúng được trang bị hệ thống quản lý thông tin tự động đầu tiên của Nga. Chúng cho phép triển khai hoạt động dẫn đường chính xác các tên lửa ICBM.

Những tàu ngầm này có thể lặn sâu gấp 1,5 lần các mẫu tàu thế hệ trước, lập kỷ lục thế giới với độ lặn sâu 400 m so với mặt nước biển.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc xây dựng các hệ thống răn đe hạt nhân trở thành một trong những mục tiêu chính của Nga và các nhà sản xuất nước này đã nhận được một lượng lớn đơn hàng cho các cỗ máy như vậy.

Tính tổng cộng, Nga đã sở hữu tới 34 tàu ngầm hạt nhân thuộc Đề án 667A, mỗi chiếc trang bị 16 quả ICBM. Số tàu ngầm này thuộc biên chế của các Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương.

Theo các chuyên gia quân sự, điều quan trọng nhất là những tàu ngầm của Đề án 667A đã tạo động lực phát triển cho các tàu ngầm hạt nhân tương lai. Nga sẽ không thể có được các tàu ngầm lớp Borei hay Yasen nếu không có chúng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang