Tên lửa 'kẻ hủy diệt' đáng sợ nhất của mọi mục tiêu bay tàng hình của Nga

author 16:00 10/03/2018

(VietQ.vn) - Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350 Vityaz được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu từ mọi loại mục tiêu bay hiện tại và trong tương lai, kể cả “công nghệ tàng hình”.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Mới đây, Phó Giám đốc phụ trách các hoạt động kinh tế đối ngoại của Tập đoàn Almaz-Antey - ông Vyacheslav Dzirkaln cho biết, tập đoàn Almaz-Antey sẽ sớm hoàn tất thử nghiệm 3 loại tên lửa mới cho hệ thống phòng không tầm trung S-350 Vityaz.

Theo ông Vyacheslav Dzirkaln: “Hiện nay, các chuyên gia của tập đoàn đang phân tích đánh giá số liệu để thực hiện vụ thử nghiệm đánh chặn với mục tiêu thực trong nhiều điều kiện khác nhau. Chúng tôi cũng sẽ sớm hoàn thiện các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia đối với 3 quả tên lửa đất đối không mới với đầu đạn chủ động cho hệ thống S-350 Vityaz và tổ hợp phòng không trên biển”.

Hệ thống tên lửa S-350E của Nga. Ảnh: VnMedia

Hệ thống tên lửa S-350E của Nga. Ảnh: VnMedia

Hệ thống S-350E hay còn được gọi là 50R6 Vityaz là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do Almaz-Antey thiết kế, sản xuất nhằm thay thế vai trò các hệ thống tên lửa S-300PS và S-300PT-1A đang phục vụ quân đội Nga.

Theo nhà sản xuất Almaz-Antey giới thiệu, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E mới “xét về tính năng và hiệu quả chiến đấu đều vượt trội so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài và tổ hợp S-300 hiện có”.

Một tổ hợp chiến đấu của S-350E Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, trang bị mảng pha hiện đại để cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; một xe chỉ huy di động mới; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.

Mục đích thiết kế của hệ thống tên lửa S-350E này đó là để bảo vệ các mục tiêu từ mọi loại mục tiêu bay hiện tại và trong tương lai, trong đó có cả các mục tiêu được áp dụng “công nghệ tàng hình”, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Về thiết kế cụ thể, một khẩu đội S-350E Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực 50N6E; một xe chỉ huy 50K6E và 3 bệ phóng 50P6E. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.

Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.

Pháo hạm OTO Melara - quân bài chiến lược ‘đỉnh’ nhất thế giới của Mỹ(VietQ.vn) - Mặc dù có trọng lượng nhỏ, nhẹ nhưng pháo hạm OTO Melara của Mỹ vẫn xứng đáng là vũ khí đi đầu thế giới về tầm bắn và sức hủy diệt.

Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.

Vityaz được cho là đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5m đến cận vũ trụ.

Điều làm nên sức mạnh khủng khiếp của tên lửa phòng không S-350E Vityaz chính là các biến thể của đạn tên lửa phòng không 9M96 kích thước nhỏ với tầm bắn hiệu quả đạt 40km, một số loại đạn mới hơn cho phép tên hệ thống S-350E có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 120km.

Với kích thước nhỏ, mỗi xe phóng trong tổ hợp S-350 có thể mang theo 12 quả đạn. Nếu một tổ hợp S-350E trang bị 8 xe phóng, tổng số đạn sẽ lên tới 92 quả tên lửa. Điều này cho phép hệ thống có thể tác chiến với cường độ cực cao.

 Việc S-350E phối hợp với Pantsir-S1 và S-400 đã tạo thành mạng lưới phòng không hoàn chỉnh và đáng sợ nhất thế giới hiện nay tại chiến trường Syria khiến Mỹ và Israel lo sợ.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang