Sử dụng thuốc ngủ 'bừa bãi' có thể gây nhiều tác hại không ngờ

author 13:27 24/12/2020

(VietQ.vn) - Nhiều người hiện nay thường xuyên mất ngủ và tự tìm tới những loại thuốc ngủ để giảm thiểu tình trạng này tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, cần thận trọng khi dùng.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của con người, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày hoạt động.

Bệnh mất ngủ có thể gặp ở mọi độ tuổi. Nếu bị mất ngủ ở tuổi càng nhỏ thì có thể bị ảnh hưởng kéo dài đến sau này, nhất là khi về già, mất ngủ còn gây nhiều tác hại trầm trọng hơn. Mất ngủ trong thời gian dài gây ra những bệnh lý phức tạp và điều trị khó khăn như các bệnh về tim mạch hoặc tâm thần, trầm cảm.

Thực tế, nếu người bệnh chủ động thăm khám và tìm hiểu tốt về giấc ngủ sẽ phòng ngừa bệnh mất ngủ tốt hơn, từ đó sử dụng thuốc sẽ thận trọng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên có khá nhiều người tự tìm mua những loại thuốc ngủ bên ngoài mà không thăm khám, kê đơn khiến gây tác dụng phụ khó lường.

 Dùng thuốc ngủ cần thận trọng vì dễ gây tác dụng phụ

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai, hầu hết bệnh nhân đến khám đều lo lắng, cho rằng khi uống các thuốc thần kinh, đặc biệt là các loại thuốc ngủ, thuốc an thần sẽ bị nghiện hoặc tác hại đến trí nhớ hay mắc bệnh “thần kinh” sau này. Lo lắng này là hợp lý vì những khuyến cáo từ kết quả của các nghiên cứu thuốc ngủ.

Theo chuyên gia Carl Bazil ở ĐH Colmbia, đúng là thuốc ngủ có thể giúp nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để hỗ trợ cải thiện bệnh mất ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất là tác động của thuốc ở phụ nữ mạnh hơn trên nam giới. Bazil giải thích: “Phụ nữ có xu hướng chuyển hóa thuốc ngủ chậm hơn nam giới nhưng nhiều người trong đó có cả chuyên gia không biết điều này”.

Năm 2013, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đã giảm liều khuyến cáo cho phụ nữ từ 10 mg xuống 5 mg. Nhiều chuyên gia vẫn kê liều cao hơn cho phụ nữ, trong khi những phụ nữ khác có thể dùng đơn cũ hoặc lấy thuốc từ chồng. Khi họ dùng quá liều, hậu quả là rất lớn.

Thuốc ngủ gây mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau

Khi sử dụng thuốc ngủ có thể gây ảnh hưởng lớn cho ngày hôm sau. Trong khi thuốc được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu dùng liều cao. Kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi họ lái xe đi làm và đó là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn.

Cũng theo chuyên gia trên, khả năng lái xe giảm là một trong những vấn đề lớn nhất do thuốc ngủ, vì nhiều người không nhận ra rằng họ vẫn chưa tỉnh táo. Tình trạng này gần giống với lái xe khi say rượu ở chỗ bạn không có sự phán đoán tốt hoặc phản ứng nhanh, do vậy nguy cơ tai nạn tăng lên đáng kể.

Dễ gặp cảm giác tức thở, lơ mơ khi dùng thuốc ngủ với chất kích thích

Thuốc ngủ cũng có thể gây hại khi dùng kết hợp với các loại khác, cụ thể là rượu và các chất kích thích. Nguyên nhân là do sự kết hợp này sẽ làm tăng tác động của cả hai loại. Vì vậy người dùng sẽ bị mê man bởi cả thuốc và rượu hoặc chất kích thích. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn, người dùng sẽ cảm thấy lơ mơ khi thức giấc. Một kịch bản thậm chí còn cực đoan hơn đó là tức thở nếu dùng liều cao hoặc 2 viên một lần và rất có thể phải đi cấp cứu.

Thuốc ngủ gây nghiện, khiến bạn mất kiểm soát hành vi

Một tác hại nữa, thuốc ngủ cũng có thể khiến người dùng có những hành động khác thường trong nhà nếu uống chúng khi chưa sẵn sàng đi ngủ.

Thuốc ngủ cũng có thể gây nghiện

Tác hại lâu dài này của thuốc ngủ kê đơn vẫn chưa được nghiên cứu, nguy cơ lớn là khi ngừng sử dụng thuốc sau khi đã bị phụ thuộc vào chúng. Nếu cơ thể quen với việc dùng thuốc ngủ người dùng sẽ thấy tồi tệ khi ngừng sử dụng thuốc vì cơ thể đã thích nghi. Điều đó có nghĩa sẽ phải dùng nhiều hơn và thật khó để có thể ngủ tốt mà không có thuốc.

Thuốc ngủ không giúp trị tận gốc mất ngủ

Về cơ bản, thuốc ngủ không giải quyết được vấn đề ngủ kém kéo dài. Hãy nghĩ về chúng giống như một công cụ bổ trợ đưa giấc ngủ về đúng chu kỳ và tại một thời điểm nào đó cần ngừng sử dụng nó. Để làm được điều này nên sử dụng chúng đúng một tháng (dưới sự giám sát của chuyên gia) để rèn lại giấc ngủ và sau đó ngừng sử dụng chúng hoàn toàn. 

Ung thư gan vì thói quen dùng gừng để lâu trong bếp pha trà uống hàng ngày(VietQ.vn) - Aflatoxin có độc tính gấp 68 lần so với asen, 10 lần so với kali xyanuan nhưng chất độc gây ung thư này lại tiềm ẩn nhiều trong thực phẩm, đồ dùng trong bếp.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ

Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc. Nếu trường hợp cần phải uống thì chỉ nên uống từ 1 - 2 chén rượu hoặc tối đa 2 cốc bia và trước khi ngủ 6 giờ.

Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại trung tâm SDC mới đưa ra, trạng thái thần kinh căng thẳng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc ngủ nên khi bị căng thẳng không nên dùng.

 An Dương (T/h) 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang