Thấy gì từ những bài học trồng nấm linh chi thu tiền tỷ

author 15:14 17/04/2017

(VietQ.vn) - Nhiều ví dụ về trồng nấm linh chi quy mô lớn đã thành công, nhưng cũng không ít ví dụ thất bại do không kiên trì và không đúng quy trình kỹ thuật.

Sự kiện: Làm giàu

Là một trong những hộ nông dân đầu tiên mạnh dạn trồng nấm linh chi quy mô lớn, anh Phan Quốc Hưng (thôn Xóm Giáo, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) đã biến mô hình này cũng trở thành "cần câu cơm" không chỉ cho gia đình mà cả nhiều bà con khác tại Đầm Hà, Quảng Ninh thoát nghèo, thậm chí làm giàu.

Ít ai biết để có thành công như ngày hôm nay, anh Phan Quốc Hưng từng có thời gian dài ngập trong nợ nần hàng trăm triệu đồng vì khởi nghiệp thất bại. 

tu-dien-lam-giau-tat-tan-tat-ve-trong-nam-linh-chi-thu-tien-ty

Trồng nấm linh chi là con đường làm giàu hiện được nhiều hộ kinh doanh theo đuổi. Ảnh: Zing

Lựa chọn mô hình trồng nấm Linh Chi theo phương pháp treo giàn, không phủ đất giúp hạn chế dịch bệnh phát sinh, tiết kiệm diện tích và chí phí đầu vào.. Lứa nấm đầu tiên giúp anh Hưng thu về được hơn 7 tạ nấm tươi, ước tính trại nấm đem lại thu nhập khoảng gần 500 triệu đồng. Tuy nhiên, do người bạn cùng đầu tư "ôm" toàn bộ số nấm, không chia lợi nhuận đã đẩy anh Hưng vào cảnh trắng tay cùng khoản nợ hàng trăm triệu đồng.

Năm 2013, khi bước qua giai đoạn khủng hoảng, anh bình tâm trở lại, quyết vực dậy tìm cách mở trại nấm linh chi của riêng mình. Vợ chồng anh cầm cố hết tài sản và tiếp tục vay mượn để xoay vốn làm ăn. Học hỏi kỹ thuật trồng nấm ở Sở Nông nghiệp, qua Internet, sách báo... cùng với sự chăm sóc ngày đêm, nấm linh chi đem lại lợi nhuận cho gia đình anh Hưng ngay ở vụ thu hoạch đầu tiên. Anh tiếp tục học tập, bổ sung thêm kinh nghiệm và thành lập hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ nấm linh chi. Đến cuối năm 2016, khoản nợ cơ bản đã được trả xong.

Hiện tại, với diện tích trên 300m2, gia đình anh trồng hơn 25.000 bịch nấm, mỗi năm cho thu hoạch 3 vụ, thu về cả tỷ đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng nấm linh chi, anh Hưng cho biết, điều quan trọng khi trồng nấm là ở khâu chọn giống, kỹ thuật, vệ sinh và khử trùng tốt để nấm không bị sâu bệnh. Anh Hưng còn tham gia thí điểm những giống nấm linh chi từ Thanh Hóa, Đồng Nai để chọn ra vùng cho năng suất cao.

tu-dien-lam-giau-tat-tan-tat-ve-trong-nam-linh-chi-thu-tien-ty

Anh Hoàng Văn Nguyên làm giàu hàng trăm triệu mỗi năm từ trại nấm của mình. Ảnh Vnexpress

Tại xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Văn Nguyên được người dân địa phương ưu ái gọi anh với biệt danh "Nguyên nấm", cái tên xuất phát từ chính nghề mà anh đang theo đuổi đem lại nhu thập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đó là trồng nấm linh chi đỏ.

Hiện tại anh Nguyên có khoảng 2 vạn phôi, bình quân thu về sau 4 vụ đạt gần 7 tạ/1 năm.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm, anh Nguyên cho biết: Linh chi đỏ rất khó trồng nên cần đòi hỏi kỹ thuật cao, tất cả các khâu từ chọn nguyên liệu đến kỹ thuật hấp, ươm và quan trọng nhất là tạo độ ẩm đều được tỉ mỉ thực hiện. Nhiệt độ từ 25 - 32 độ C, độ ẩm từ 90 - 95% là thích hợp nhất, vì vậy cần tưới nước và tạo độ ẩm thường xuyên để cây nấm phát triển tốt. Thông thường, nếu điều kiện thuận lợi thì sau 3 tháng có thể thu hoạch nấm. Mỗi phôi nấm thu hoạch được 4 lần cắt, cắt lần đầu thì năng suất nhất, càng về những lần sau thì năng suất giảm dần.

Hiện nay, với giá bán dao động khoảng 500 - 600 ngàn đồng/kg, nấm linh chi đỏ của gia đình anh Nguyên bán rất chạy. Thị trường tiêu thụ cũng khá rộng, ngoài thị trường trong tỉnh, anh còn nhập hàng đi các tỉnh thành như: Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Hải Phòng..

tu-dien-lam-giau-tat-tan-tat-ve-trong-nam-linh-chi-thu-tien-ty
 Tai nấm linh chi trưởng thành còn nguyên lớp bào tử màu vàng nâu trên bề mặt. Ảnh: Zing

Nhọc nhằn đằng sau câu chuyện làm giàu từ trồng nấm linh chi

Bên cạnh lợi nhuận hàng trăm triệu mà mô hình nấm linh chi đem lại thì một thực tế cho thấy không ít trường hợp thất bại, thậm chí mất trắng tiền tỷ vì hư hỏng, không bán được hàng, không có đầu ra..

Những nguyên nhân có thể dẫn đến khủng hoảng khi trồng nấm linh chi:

- Hư hàng loạt do giống: Xổ bịch, trộn ủ, đóng gói, hấp, cấy giống lại từ đầu gây thiệt hại lớn;

- Hư hàng loạt trong quá trình ủ (nhiều nguyên nhân) gây thiệt hại nặng.

- Hư do nhiễm mốc xanh: tỷ lệ thông thường là 10% -15%

- Hư do nhiễm mốc khi lỗi kỹ thuật lò hấp hoặc môi trường cấy có thể hư đến 70% - 80% có thể dẫn đến thiệt hại toàn bộ

- Hư trong quá trình trồng

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dễ dẫn đến khủng hoảng như thương lái ép giá, chi phí bán hàng cao và hàng tồn kho, trong đó đầu ra là một khó khăn hầu như là của tất cả người kinh doanh. "Nghĩ lại còn ám ảnh..", đó là tâm sự của một gia đình từng thua lỗ 800 triệu đồng trong 2 năm khi theo đuổi nghề trống nấm linh chi.

tu-dien-lam-giau-tat-tan-tat-ve-trong-nam-linh-chi-thu-tien-ty

Anh Nguyễn Thanh Phong cùng mô hình trồng nấm linh chi đỏ. Ảnh: Báo Ninh Thuận

Còn anh Nguyễn Thanh Phong, (ở khu phố 8, phường Tấn Tài, Ninh Thuận) cũng gặp trường hợp tương tự. Theo anh Phong, sau khi thu hoạch, anh giới thiệu sản phẩm với nhiều người nhưng có khi hơn nửa tháng vẫn chưa bán được kg nào. Đây là dược liệu quý, tuy nhiên chưa được phổ biến rộng rãi, hơn nữa giá lại khá cao nên khó tiêu thụ. Năm 2015, trong 25 kg nấm của gia đình anh, nấm loại 1 chiếm hơn phân nữa, còn lại là nấm loại 2. Nếu bán thô, nấm loại 1 ít nhất cũng có giá 700 ngàn đồng/kg, còn loại 2 khoảng 600 ngàn đồng/kg. Chủ yếu là bán lẻ cho bạn bè, người thân…

Mô hình trồng nấm linh chi đỏ mang lại lợi nhuận, hiện nay có nhiều hộ dân đã tìm hiểu với mong muốn thực hiện mô hình này. Tuy nhiên, bà con nông dân không nên sản xuất theo kiểu tự phát, phong trào để tránh tình trạng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.

Dũng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang