Cảnh báo, những thực phẩm bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

authorNgọc Nga 15:51 06/05/2021

(VietQ.vn) - Các loại hạt, trứng, sữa bò, đậu phộng hay động vật có vỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể khiến người ăn dễ bị dị ứng.

Sữa bò

Theo Medical News Today, dị ứng sữa là dạng phổ biến ở thời thơ ấu. Phản ứng có thể được kích hoạt bởi lượng sữa nhỏ. Phụ nữ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa cũng có thể khiến em bé bị phản ứng dị ứng khi bú sữa mẹ. Khi dị ứng sữa, cơ thể đã phản ứng với loại protein nào đó trong sữa. Trong khi đó, người không dung nạp lactose bị thiếu enzyme cần thiết để dung nạp chất này, gây rối loạn đường tiêu hóa.

Trứng

Đây cũng là thực phẩm gây dị ứng phổ biến ở thời thơ ấu. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh này sẽ hết dị ứng khi 3 tuổi. Hệ thống miễn dịch xem protein trong trứng là chất lạ tấn công vào cơ thể. Khi đó, nó sẽ sản sinh ra chất hóa học như histamine để phản ứng. Trong một số trường hợp, dị ứng trứng có thể gây sốc phản vệ.

 Trứng là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng dễ gây dị ứng. Ảnh minh họa

Các loại hạt

Theo Healthline, quả óc chó, hạnh nhân, hồ đào..., có thể gây phản ứng bất lợi cho những người nhạy cảm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tất cả loại hạt có thể gây sốc phản vệ. Đôi khi, những người bị dị ứng với một loại hạt cũng sẽ phản ứng với các loại hạt khác.

Lạc

Lạc là cây họ đậu có nguồn gốc Nam Mỹ, cùng họ với các loại đậu hạt, đậu nành. Thủ phạm gây dị ứng là các protein dự trữ, nguồn dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cây sau này. Hai protein gây dị ứng mạnh nhất là vicilin và albumin, vẫn bền vững ở nhiệt độ cao, tuy nhiên lạc nướng gây dị ứng nhiều hơn lạc luộc hay rang.

Biểu hiện lâm sàng của dị ứng lạc có thể gồm dị ứng ở miệng (ngứa miệng và họng) hay khó thở (hen), thậm chí là sốc phản vệ. Trong tất cả các loại dị ứng thức ăn, dị ứng với lạc thường có biểu hiện nặng nề nhất.

Lạc có thể gây dị ứng mạnh ngay trong lần sử dụng đầu tiên. Triệu chứng ngứa ran ở môi khi tiếp xúc với lạc là dấu hiệu cảnh báo của phản ứng mạnh có thể xảy ra. Trong một số ít trường hợp, chỉ cần hít phải mùi lạc hoặc tiếp xúc da tối thiểu, thậm chí là hôn nhau cũng có thể dẫn tới dị ứng lạc.

Khoảng 80% trẻ em bị dị ứng lạc sẽ phản ứng ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Còn chưa rõ vì sao cơ thể có phản ứng dị ứng khi chưa tiếp xúc trực tiếp với lạc trước đó. Có giả thiết cho rằng các bé đã làm quen với protein lạc khi nằm trong bụng mẹ hoặc trong thời gian bú mẹ. Bệnh nhân dị ứng lạc cũng thường dị ứng với các loại hạt cây như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ cười…

Ngưỡng gây dị ứng lạc được ghi nhận là 1 miligam (một hạt lạc có khối lượng trung bình 500-1000 mg). Điều này có nghĩa 1/1.000 hạt lạc cũng có thể làm khởi phát phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân. 

Những rủi ro khi dùng khung xương trần thạch cao kém chất lượng(VietQ.vn) - Hiện nay trào lưu làm trần thạch cao đang nở rộ trong các gia đình tuy nhiên việc dùng khung xương trần thạch cao kém chất lượng sẽ gây ra nhiều rủi ro nhưng ít người để ý.

Lúa mì

Dị ứng với lúa mì cũng rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Một trong những chất gây dị ứng chính từ lúa mì là gliadin, loại protein được tìm thấy trong gluten. Do đó, những người bị dị ứng lúa mì đôi khi được khuyến cáo chế độ ăn không có gluten. Triệu chứng khi cơ thể dị ứng với protein trong lúa mì bao gồm buồn nôn, nôn ói, phát ban da, sốc phản vệ.

Đậu nành

Dị ứng đậu nành xảy ra phổ biến ở trẻ em, có thể biến mất khi 2 tuổi. Các triệu chứng dị ứng tương tự sữa, bao gồm phát ban, tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày. Một số người bị dị ứng đậu nành cũng phản ứng với sữa. Rất hiếm nghiên cứu ghi nhận đậu nành có thể gây sốc phản vệ.

Dị ứng với cá thường gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Người lớn dễ bị phản ứng với cá hơn trẻ em vì họ ăn cá thường xuyên. Mỗi người bị dị ứng với loại protein trong các loại cá nhất định khác nhau, thậm chí dị ứng với gelatin có trong da cá. Các loại cá gây dị ứng nhiều nhất là cá hồi, cá ngừ, cá bơn.

Lúa mì

0,4% trẻ nhỏ dị ứng với lúa mì. Khoảng 80% sẽ tự khỏi khi lên 6 tuổi. Dị ứng lúa mì là phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch với một số protein trong lúa mì.

Các biểu hiện thường bao gồm phản ứng cục bộ nhẹ của da, họng và ruột; sốc phản vệ rất hiếm gặp. Khó phân biệt các triệu chứng lâm sàng do nguyên nhân dị ứng với các trường hợp không dung nạp gluten hay hội chứng kém hấp thu gluten (bệnh Celiac).

Không dung nạp gluten gây các triệu chứng đường ruột nặng nề, tuy nhiên không gây tổn thương ruột như trong bệnh Celiac. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen…

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang