Thực phẩm nên và không nên ăn sau khi phẫu thuật nâng mũi

author 19:55 12/01/2021

(VietQ.vn) - Sau chỉnh hình mũi cần tuân thủ đúng chế độ chăm sóc: vệ sinh, vận động,… đặc biệt trong vấn đề thực đơn ăn uống.

Ngoài việc vệ sinh vết thương cẩn thận, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng sau khi nâng mũi. 

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?

BS. Ji – Hun Huỳnh – Bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mũi tại bệnh viện thẩm mỹ Kangnam nhận định:

Thông thường, khách hàng phẫu thuật nâng mũi nên thực hiện chế độ ăn kiêng trong khoảng 1 tháng. Tốt nhất, khách hàng nên kiên trì tuân theo thực đơn kiêng khem cho tới khi mũi hồi phục hoàn toàn. Có như vậy, kết quả thẩm mỹ và độ an toàn mới được đảm bảo cao nhất.

Tuy nhiên, nâng mũi kiêng ăn bao lâu còn phụ thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc tại nhà của khách hàng. Thời gian ăn kiêng có thể được rút ngắn nếu thực hiện chăm sóc khoa học theo chỉ định của bác sĩ. Trước khi quyết định dừng thực đơn ăn kiêng, khách hàng nên tái khám và tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo mũi hồi phục ổn định, không biến chứng hay sẹo xấu.

 Y tá hướng dẫn chi tiết chế độ ăn kiêng cho khách hàng trước khi xuất viện sau chỉnh hình mũi

“Thực đơn ăn uống sau nâng mũi cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng khả năng đề kháng, hạn chế các nguy cơ viêm nhiễm hay ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của vết khâu phẫu thuật. Do vậy, trong khoảng thời gian ăn kiêng khách hàng cần thực hiện nghiêm ngặt: ăn gì và không nên ăn gì.” – Bác sĩ nhấn mạnh thêm.

Sau sửa/ nâng mũi nên ăn gì để mau lành?

Thực phẩm giàu vitamin A, C

Các loại thực phẩm tốt cho người nâng mũi bao gồm những thực phẩm giàu vitamin A, C vì chúng có thể giúp làm mềm, phẳng, giảm nguy cơ viêm nhiễm và mờ vết mổ để tránh sẹo. Vitamin A thường có trong các loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, cam, bưởi, khoai lang, cam, quýt, gan động vật,…

Thực phẩm giàu calo

Thực phẩm giàu calo giúp cung cấp năng lượng tái tạo mô như thịt nạc, phô mai, sữa chua, đậu đen,…Bạn có thể nấu cháo với thịt lợn băm nhỏ ăn trong 2 ngày đầu tiên sau nâng mũi, tránh để xương hàm cơ mặt hoạt động nhiều.

Không nên để cơ thể mất nước, bạn có thể bổ sung các thức uống phù hợp với cơ thể như trái cây, sữa đậu nành, súp, món ăn có nước, nước xương hầm,…Việc bổ sung đầy đủ sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và không nổi mụn sau khi uống một lượng lớn thuốc kháng sinh.

Các loại ngũ cốc, hạt

Cung cấp năng lượng, bổ sung chất đường thực vật là những ưu điểm của nhóm ngũ cốc và các loại hạt. Những món ăn chế biến từ đậu đỏ, đỗ xanh, đỗ đen, yến mạch, … sẽ giúp khách hàng có sức khỏe tốt, cơ thể đề kháng cao, vết mổ phẫu thuật mau lành.

Bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả

Bất kể nâng mũi hay sau một ca phẫu thuật nào, cơ thể con người thường gặp phải tình trạng mất nước. Vì vậy, cần thiết bù lại nước trong thời gian nghỉ dưỡng. Khách hàng nên uống từ 2 – 3 lít nước lọc. Ngoài ra, hãy tạo thói quen bổ sung thêm mỗi ngày một cốc nước ép trái cây.

 Sau sửa mũi nên uống nhiều nước hàng ngày

Những thực phẩm sau khi nâng mũi cần tránh

Sau khi biết sau nâng mũi ăn gì thì bạn cũng cần nắm được những loại thực phẩm gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phẫu thuật.

Thịt gà, đồ nếp gây viêm sưng

Nếu khách hàng ăn thịt gà, món chế biến từ gạo nếp thì khả năng cao tình trạng viêm sưng sẽ kéo dài. Ăn quá nhiều sẽ tác động xấu, gâu mưng mủ, nhiễm trùng. Vì vậy, trong vòng 1 tháng sau sửa mũi, khách hàng nên loại bỏ thực phẩm này trong bữa ăn.

Hải sản khiến vết khâu lâu lành

Sau phẫu thuật, việc ăn quá nhiều món ăn giàu đạm sẽ gây “phản tác dụng” ngay tới sức khỏe của khách hàng. Tất cả các loại hải sản, thủy sản: tôm, cua, ốc, cá, mực, …. tốt nhất bạn nên kiêng tới khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Đối với khách hàng tiêm filler làm cao mũi nếu không may ăn đồ hải sản sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, dị ứng, mẩn đỏ trên cơ thể.

Thịt bò, rau muống dễ để lại lồi sau nâng mũi

Nằm trong danh sách nâng mũi kiêng ăn gì, thịt bò và rau muống là hai thực phẩm cần hạn chế có mặt trong bữa ăn nếu không muốn sẹo xấu.

Trong quá trình lên da non, thực đơn có thịt bò sẽ tăng nguy cơ để lại vết thâm và những vùng da không đều màu, mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, về nguyên tắc, ăn hoa quả là vô cùng tốt. Tuy nhiên, nước dừa, nước rau má thì bạn nên tránh sử dụng trong thời gian sau phẫu thuật sửa mũi. Bởi thành phần trong đây có thể gây xuất huyết tại vùng vết thương hở.

Hơn thế, những loại quả như ổi, táo, lê khách hàng chỉ nên dùng dạng nước ép thay vì ăn trực tiếp bởi hoa quả cứng khi ăn cần vận động vùng mặt nhiều cũng gây ảnh hưởng tới sự hồi phục và ổn định của mũi.

Món ăn cay nóng

Các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu,..đồ uống có chất kích thích như rượu, bia,…có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và kéo dài thời gian lành vết thương.

Bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt dễ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm khuẩn vết thương. Vì vậy, bạn nên hạn chế đồ ngọt trong 7 ngày đầu tiên sau phẫu thuật.

Hoài Thương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang