Tiêu hủy lô hàng giả, hàng nhập lậu trị giá hơn 600 triệu đồng

author 14:41 26/01/2024

(VietQ.vn) - Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam vừa tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa nhập lậu, hàng giả nhãn hiệu

Theo đó, danh mục hàng hóa tiêu hủy bao gồm: Giầy dép, quần áo, đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, thực phẩm, mỹ phẩm, xe đạp điện…

Đây là những mặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; hàng giả, hàng nhái; hàng nhập lậu; hàng không còn giá trị sử dụng, không đủ điều kiện đưa ra lưu thông trên thị trường. Tổng trị giá tài sản áp dụng hình thức tiêu hủy gần 600 triệu đồng.

Việc tiêu hủy được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản bị tịch thu. Quá trình tiêu hủy được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Tiêu hủy lô hàng giả, hàng nhập lậu trị giá hơn 600 triệu đồng

Cụ thể, đối với tài sản là màn hình máy tính, máy hút ẩm, xe điều khiển, xe đạp điện, bộ sạc, bếp ga, đồ điện các loại… thực hiện tiêu hủy bằng hình thức phá dỡ, thu hồi phế liệu, nghiền nát, thiêu đốt.

Đối với tài sản là hàng hóa khác, thực hiện tiêu hủy bằng hình thức thiêu đốt, xả trực tiếp vào lò đốt.

Toàn bộ quy trình tổ chức tiêu hủy đều dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hội đồng tiêu hủy. Việc tiêu hủy được thực hiện đảm bảo an toàn, vệ sinh và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam mong muốn thông qua hoạt động này, góp phần tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thấy được trách nhiệm của mình, không kinh doanh hàng nhập lậu. Đồng thời, người tiêu dùng không tiếp tay, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 có quy định; về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu; đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy quần áo giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu: Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả; với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu:

Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ;hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này;

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

An Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang