Tìm hướng đi tăng cả năng suất và chất lượng cho hoa Đà Lạt

author 10:24 01/12/2015

(VietQ.vn) - Anh Tạ Minh Quân, Làng hoa Hà Đông (Đà Lạt) đề nghị các cơ quan giúp nông dân đào tạo kỹ thuật, chuyển giao giống mới để nâng cao chất lượng hoa.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo tin tức từ báo Vietnamplus, ngày 30/12, tại thành phố Đà Lạt, trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt lần thứ VI-2015, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm tìm giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm hoa Đà Lạt, chủ động hội nhập quốc tế.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, cho biết ngành sản xuất hoa Đà Lạt hiện có 7.600ha, sản lượng đạt 2,5 tỷ cành, có 10% được xuất khẩu, đạt giá trị 26 triệu USD; 60% được tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoa Đà Lạt gặp tình trạng sản lượng tăng, giá hoa giảmĐây là sản lượng chỉ bằng khoảng 10% năng lực sản xuất hoa của Đà Lạt và giá trị thì chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng cung ứng của thành phố hoa. 

 Thực trạng hiện nay của ngành sản xuất, kinh doanh hoa Đà Lạt là giá trị đang bị giảm thấp. Nguyên nhân là tiềm lực của nông dân còn hạn chế; nông dân sử dụng giống hoa cũ, thông thường thấp hơn 2 cấp so với nhu cầu và thực tế tại những thị trường lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó, người dân trồng hoa vẫn chưa được tạo điều kiện thật sự thuận lợi để xây dựng được thương hiệu Hoa Đà Lạt; chưa có tổ chức nào xây dựng, đưa ra quy chuẩn chung cho nông dân tạo ra hoa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; chưa quản lý được và cũng chưa tạo được giống đủ chất lượng đưa vào sản xuất hoa xuất khẩu.

Để tăng năng suất cũng như chất lượng cho hoa Đà Lạt, nông dân và cơ quan chức năng có thể học cách trồng hoa của người Nhật. Theo bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ 1.500 tấn hoa, trong đó hoa từ Lâm Đồng chiếm hơn 50%.

“Thế nhưng, hoa của nông hộ Đà Lạt về tới TP.HCM tỷ lệ hao hụt rất cao do cách bảo quản và vận chuyển thiếu chuyên nghiệp”, bà Đào nói và dẫn chứng: cũng là hoa sản xuất Đà Lạt, nhưng hoa của Dalat Hasfarm có giá bán cao hơn nhiều lần so với hoa nông dân sản xuất mà vẫn được người tiêu dùng chọn mua. Thực tế, hoa của Dalat Hasfarm đẹp hơn, có bao bì nhãn mác, chưng được lâu hơn nhờ khâu bảo quản và vận chuyển bằng xe chuyên dụng. “Muốn nâng cao giá trị sản phẩm hoa Đà Lạt cần quan tâm đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch và phương tiện vận chuyển”, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM nêu giải pháp.

 

Đại diện văn phòng JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM) cho biết ở Nhật giá hoa được Công ty bán đấu giá hoa Ota thông báo hằng ngày, thông tin về sản lượng và nhu cầu thị trường cũng được công khai, minh bạch để người sản xuất hoa biết. Từ đó cung cầu hài hòa, không xảy ra tình trạng hoa rớt giá như ở VN do cung vượt cầu.
Nông dân Nhật tập hợp lại thành từng nhóm hay hợp tác xã để chung nhau một mã số và thương hiệu, một tài khoản ngân hàng tham gia sàn giao dịch. Trước hôm đấu giá, nhân viên trực điện thoại của Ota sẽ cập nhật thông tin khách hàng từ phía nông dân, nhận hàng, phân loại, định giá và cất vào kho. Theo đại diện JETRO, việc định giá hoa minh bạch và công bằng là động lực để nông dân sản xuất hoa chất lượng cao.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S nhìn nhận cách làm của người Nhật rất khoa học, đảm bảo người trồng hoa không bị ép giá. Theo ông Phạm S, được sự hỗ trợ của Nhật Bản, Đà Lạt đang xúc tiến việc xây dựng trung tâm giao dịch hoa theo mô hình Ota, song song đó sẽ đầu tư công nghệ bảo quản hoa sau thu hoạch và kết nối với TP.HCM trong việc tiêu thụ hoa cho nông dân, báo Thanh Niên đưa tin. 
Thu Huyền (T/h)
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang