Chuyên gia ‘mổ xẻ’ sức mạnh siêu tàu đổ bộ Zubr Trung Quốc đưa đến Biển Đông

author 18:35 23/05/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, báo Trung Quốc vừa đăng loạt ảnh tàu đổ bộ Zubr mang theo nhiều xe tăng, xe bọc thép tập trận đổ bộ ở Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Kiến Thức, báo chí Trung Quốc mới đây có đăng tải loạt ảnh siêu tàu đổ bộ Zubr mang theo nhiều xe tăng, xe bọc thép tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Loạt ảnh được báo mạng Sina đăng tải với thông tin ít ỏi về hoạt động tập trận đổ bộ đường biển tại địa điểm bí mật ở Biển Đông với sự tham gia của siêu tàu đổ bộ Zubr mang theo xe tăng chủ lực Type 90-II, xe chiến đấu bộ binh Type 86,…

Trung Quốc đưa siêu tàu đổ bộ Zubr đến tập trận ở vùng biển tranh chấp bất chấp tình hình Biển Đông đang căng thẳng

Trung Quốc đưa siêu tàu đổ bộ Zubr đến tập trận ở vùng biển tranh chấp bất chấp tình hình Biển Đông đang căng thẳng. Ảnh Sina

Ngay sau đó, tạp chí Defense News đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện quốc phòng Australia phân tích về sức mạnh của siêu tàu đổ bộ Zubr - tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới mà Trung Quốc sở hữu. Chuyên gia Carlyle Thayer cho biết, với tầm hoạt động 300 hải lý, các tàu đổ bộ lớp Zubr của Hải quân Trung Quốc sẽ bị hạn chế hoạt động ở Biển Đông và cả Hoa Đông.

Theo nguồn tin từ báo Đất Việt, để thực hiện tham vọng của mình trên những vùng biển này, ngoài tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, hiện nay Trung Quốc còn có tàu đổ bộ đệm khí Type 726 lớp Yuyi, đây là các tàu đệm khí nhái từ mẫu tàu đệm khí LCAC của Mỹ với lượng giãn nước khoảng 150 tấn, các tàu đổ bộ lớp Yuyi được trang bị cùng với các tàu đổ bộ cỡ lớp Type 071 với 4 tàu lớp Yuyi cho 1 tàu Type 071.

Tuy nhiên, Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng tàu đổ bộ lớp Zubr của Trung Quốc không thích hợp cho các hoạt động đổ bộ tấn công. Theo ông, do có kích thước lớn nên các tàu đổ bộ Zubr sẽ luôn là mục tiêu bị tiêu diệt đầu tiên. Bên cạnh đó, hoạt động của Zubr sẽ bị giới hạn ở Biển Đông do con tàu chỉ có tầm hoạt động tối đa 300 hải lý (nếu không được tiếp liệu).

Cuộc tập trận lần này của Trung Quốc diễn ra tại một địa điểm bí mật ở Biển Đông

Cuộc tập trận lần này của Trung Quốc diễn ra tại một địa điểm bí mật ở Biển Đông. Ảnh Sina

Một bất cập nữa là do con tàu có kích thước quá lớn nên không một tàu đổ bộ nào có thể mang theo tàu đổ bộ lớp Zubr. Ngoài ra, Giáo sư Thayer nhận định việc sử dụng xe tăng và xe bọc thép chở quân do tàu Zubr vận chuyển tới Biển Đông không khả thi vì các đảo mà Trung Quốc muốn chiếm giữ có diện tích khá nhỏ.

Vị chuyên gia này phân tích, tốc độ tối đa của tàu đổ bộ đệm khí Zubr là 60 hải lý/giờ và nguyên tắc của tàu đổ bộ đệm khí không cho phép nó chạy chậm. Như vậy, trừ các tàu cao tốc ra, các chiến hạm của Trung Quốc đều có tốc độ tầm 30 hải lý sẽ không thể bắt kịp nó, khi đó Zubr buộc phải đơn độc tác chiến.

Vì vậy, nhiều khả năng tàu đổ bộ đệm khí Zubr sẽ trở thành phương tiện huấn luyện trong diễn tập đánh chiếm đảo của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, Giáo sư Thayer cho rằng cũng không nên quá coi thường tàu đổ bộ lớp Zubr của Trung Quốc. Điểm đáng gờm của Zubr là nó có thể vận chuyển hàng trăm binh sĩ tới bất cứ địa điểm ven biển nào mà các tàu khác không thể đến được.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Tuổi Trẻ, sáng 23/5, truyền thông Trung Quốc cho biết nước này sắp triển khai một tàu lớn hoạt động như trung tâm ứng cứu cao cấp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc cho biết con tàu này dùng để ứng cứu khi các tàu cá gặp khó khăn, giúp các tàu cá cắt ngắn được khoảng cách di chuyển đến nơi cần trợ giúp.

Tàu bè Trung Quốc hoạt động tại bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam

Tàu bè Trung Quốc hoạt động tại bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh Reuters

Chen Xingguang, ủy viên chính trị trên tàu, cho biết con tàu này sẽ được triển khai vào cuối năm 2016. Tờ China Daily cho biết con tàu được trang bị máy bay không người lái, robot lặn biển... và thuộc quản lý của Cục ứng cứu Biển Đông của Bộ giao thông Trung Quốc. Theo hãng tin Reuters, Cục ứng cứu Biển Đông của Trung Quốc gồm 31 tàu nhỏ, 4 trực thăng và sẵn sàng liên kết với quân đội khi cần thiết.

Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh đã xây dựng trái phép hai hải đăng, bốn đèn hiệu cũng như thiết kế bốn trạm phát thanh và hệ thống di động dân sự. Trung Quốc cũng từng ngang ngược tuyên bố xây dựng cơ sở vật chất "dân sự" vì lợi ích chung cũng như "các cơ sở quân sự cần thiết" ở Biển Đông.

Tai nạn kinh hoàng ở Bình Thuận: PTI sẽ trả gần 6 tỷ tiền bồi thường(VietQ.vn) - Đây là con số thống kê ban đầu mà các doanh nghiệp bảo hiểm ước tính dựa trên những tổn thất về người và của trong vụ tai nạn giao thông ở Bình Thuận.

Phan Huyền (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang