G7 sẽ phản đối mạnh mẽ âm mưu biến Biển Đông thành 'chảo lửa quân sự'

author 18:43 24/05/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, các lãnh đạo G7 trong cuộc họp tại Nhật tuần này được cho là sẽ phản đối hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, các lãnh đạo G7 trong cuộc họp tại Nhật Bản tuần này được cho là sẽ đưa ra "phản đối mạnh mẽ" trước những hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Biển Đông. 

Các lãnh đạo sẽ không đề cập riêng Trung Quốc, nhưng sẽ bác bỏ "những hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng", trong tuyên bố chung phát sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, bắt đầu từ 26/5 ở tỉnh Mie, miền Trung Nhật Bản, Kyodo dẫn các nguồn tin giấu tên nói.

Tình hình Biển Đông leo thang căng thẳng là điểm nóng khiến nhiều nước quan ngại, trong đó có G7

Tình hình Biển Đông leo thang căng thẳng là điểm nóng khiến nhiều nước quan ngại, trong đó có G7. Ảnh EC

Hội nghị thượng đỉnh Ise-Shima sẽ có sự tham dự của lãnh đạo thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Với tư cách chủ tịch, Nhật mời đại diện từ 7 nước dự hội nghị mở rộng, gồm Việt Nam, Lào, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka , Papua New Guinea và Chad. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đại diện Việt Nam dự hội nghị.

Các lãnh đạo sẽ phản đối "sự hăm dọa, cưỡng ép hay sử dụng vũ lực" khi thực thi tuyên bố chủ quyền, và kêu gọi xử lý, giải quyết tranh chấp hàng hải một cách hòa bình, phù hợp với luật quốc tế, với ngôn ngữ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc, nguồn tin cho hay. Nhiều nguồn tin giấu tên nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo G7 thiết lập mặt trận chung nhằm đối phó với những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giới quan sát quốc tế bình luận, dù Nhật Bản và Mỹ đang báo động trước tình trạng gia tăng quân sự và phô trương sức mạnh của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, các nước châu Âu tập trung hơn vào thúc đẩy kinh tế với Bắc Kinh. Vì vậy, theo hãng thông tấn Nhật, việc thuyết phục họ công khai chỉ trích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là điều khó khăn.

Bản đồ các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam

Bản đồ các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh NASA

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Đất Việt, những tuyên bố và các động thái mới cho thấy Trung Quốc rõ ràng đang dùng các thủ đoạn mới ở Biển Đông. Hôm 20/5, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố hơn 40 quốc gia ủng hộ lập trường của nước này đối với vụ kiện của Philippines tại Tòa án trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu tên một số nước cam kết ủng hộ Trung Quốc như Burundi, Slovenia, Niger và Mozambique. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có trung thực trong tuyên bố trên hay chỉ là đòn nghi binh ngoại giao?

Một trong những bằng chứng về mức độ không trung thực của Trung Quốc là tại hội nghị về việc thực thi Tuyên bố ứng xử tại Biển Đông (DOC) tại Singapore cuối tháng 4/2016, nhiều chuyên gia, nhà ngoại giao lên án việc Bắc Kinh tuyên bố ba nước thành viên ASEAN là Campuchia, Lào và Brunei, ủng hộ lập trường củaBắc Kinh về tranh chấp Biển Đông.

Ngay lập tức, Quốc vụ khanh Nhà nước, người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia, ông Phay Siphan đã khẳng định không có thỏa thuận mới nào giữa Campuchia với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Đáng chú ý, ngoài chiến thuật “chia rẽ” ASEAN, Bắc Kinh cũng tìm lôi kéo Nga và Ấn Độ về phía mình và thể hiện chúng bằng cách "lèo lái câu chữ".

Trung Quốc được cho là đang sử dụng nhiều thủ đoạn mới để hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông

Trung Quốc được cho là đang sử dụng nhiều thủ đoạn mới để hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông. Ảnh AFP

Hội nghị ngoại trưởng Ấn Độ - Nga - Trung Quốc tại Moscow tháng 4/2016 ra một tuyên bố chung, kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng “đồng thuận” giữa các nước liên quan. Tuy nhiên, Trung Quốc đã “lèo lái” tuyên bố này bằng cách đánh đồng “đồng thuận” với nguyên tắc “đàm phán song phương”.

Thực tế, Ngoại trưởng Nga kêu gọi đối thoại trực tiếp chứ không nói “đàm phán song phương” cũng như khuyến cáo rõ ràng không sử dụng vũ lực ở Biển Đông, điều mà Trung Quốc đã và đang tiến hành dưới nhiều hình thức. Trung Quốc chỉ “bám” lấy một ý rất nhỏ là không “quốc tế hóa” và cũng chỉ theo cách hiểu của Trung Quốc mà phớt lờ đi Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển hay những thỏa thuận mười mươi mà nước này đã ký kết với ASEAN.

Miền Bắc khẩn cấp chống mưa lũ(VietQ.vn) - Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN vừa có công điện hỏa tốc về việc chủ động đối phó với mưa lũ.

Vân Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang