Tổng cục TCĐLCL: Tích cực triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động

author 06:13 15/07/2022

(VietQ.vn) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục TCĐLCL đã kiểm tra khảo sát 13 đợt (06 đợt kiểm tra và 07 đợt khảo sát) tại 141 cơ sở kết quả cho thấy qua kiểm tra 165 mẫu và khảo sát 148 mẫu về chất lượng hàng hóa điện - điện tử, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, xăng dầu,... có 01 mẫu không đạt chất lượng; về ghi nhãn có 06/40 mẫu không phù hợp và 04/88 mẫu gửi thử nghiệm nghi ngờ không đạt yêu cầu chất lượng.

Theo báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2022, về công tác xây dựng, rà soát hệ thống văn bản pháp luật, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chủ động nghiên cứu và triển khai các biện pháp quản lý thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TCĐLCL) sản phẩm, hàng hóa (SPHH) bảo đảm đồng bộ đáp ứng các yêu cầu của xã hội, đồng thời phối hợp, hướng dẫn các Bộ quản lý chuyên ngành triển khai trong lĩnh vực cụ thể theo phân công.

Năm 2022, Tổng cục chủ trì soạn thảo 22 VBQPPL (03 văn bản soạn thảo mới năm 2022, 19 văn bản chuyển tiếp năm 2020 và năm 2021), đến thời điểm hiện tại đã có 02 văn bản đã ban hành. Hiện nay các nhiệm vụ xây dựng văn bản đang được tổ chức, triển khai theo đúng tiến độ, nội dung được phê duyệt. Bên cạnh việc tham mưu xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý nhằm phục vụ tốt hơn công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Bộ KH&CN, Tổng cục cũng đã chủ động ban hành nhiều văn bản để triển khai các nhiệm vụ được giao.

Về công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn, thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối hướng dẫn, tổng hợp, lập và trình phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện việc xây dựng, soát xét TCVN theo kế hoạch đã được Bộ KH&CN phê duyệt, tham mưu Bộ KH&CN góp ý, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) của các Bộ quản lý chuyên ngành.

Đến thời điểm báo cáo, Tổng cục đã tổ chức thẩm định 230 hồ sơ dự thảo TCVN, 13 dự thảo QCVN; góp ý 04 dự thảo QCVN, 15 dự thảo QCĐP của địa phương; tiếp nhận đăng ký 03 QCVN và 01 QCĐP đã ban hành; trình Bộ KH&CN công bố 107 TCVN. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, Tổng cục đã tổ chức triển khai xây dựng Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tổng cục TCĐLCL ký kết hợp tác với UNOPS về chuyển dịch năng lượng.

Hiện nay, Tổng cục đang tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan liên quan đối với hồ sơ và sẽ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước ngày 01/11/2022 theo yêu cầu tại Công văn số 2850/VPCP-PL ngày 08/5/2022 của Văn phòng Chính phủ.

Tổng cục tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, duy trì việc cung cấp miễn phí 18 TCVN liên quan đến lĩnh vực trang thiết bị y tế (máy thở, máy hô hấp, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn…), lĩnh vực về quản lý rủi ro đặc thù cho ngành thiết bị y tế. Cụ thể: 11 TCVN về thiết bị bảo vệ cá nhân, 01 TCVN về thiết bị y tế, 04 TCVN về thiết bị điện y tế, 02 TCVN về hệ thống quản lý và địa chỉ tải miễn phí các tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, ASTM, EN và một số tiêu chuẩn quốc gia khác như: Mỹ (ANSI), Úc (AS),… trong lĩnh vực trang thiết bị y tế để phục vụ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Về mã số mã vạch (MSMV) và truy xuất nguồn gốc (TXNG), đến ngày 31/5/2022 đã có gần 2500 doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã mới (tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2021); Tổng cục tiếp tục triển khai thực hiện Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam (Đề án 100) theo kế hoạch. 

Cụ thể: Dự án xây dựng Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa quốc gia đang được Tổng cục thực hiện các gói thầu đã phê duyệt; Xây dựng các TCVN về TXNG: đến nay đã có 23 TCVN về TXNG được công bố; Hướng dẫn Bộ ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án; tổ chức Hội thảo tập huấn triển khai, áp dụng và quản lý hoạt động TXNG cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục và các Sở KH&CN, Chi cục TCĐLCL các tỉnh, thành phố tại Nha Trang.

Về công tác quản lý đo lường, Tổng cục đã thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đo lường như phê duyệt mẫu phương tiện đo, cấp đăng ký hoạt động về lĩnh vực đo lường, cấp thẻ kiểm định viên và kịp thời giải đáp các kiến nghị của cá nhân, tổ chức về những vướng mắc liên quan đến hoạt động quản lý, nghiệp vụ đo lường và hướng dẫn nghiệp vụ đo lường cụ thể cho các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan quản lý về đo lường tại địa phương. Tiếp tục duy trì thực hiện 02 dịch vụ công lĩnh vực đo lường được phê duyệt dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, từ ngày 01/01/2022 đến nay đã giải quyết 13 hồ sơ (đạt 100%).

Tổng cục tiếp tục triển khai việc thực hiện Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996) theo kế hoạch. Tổng cục đã tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện Đề án 996 về đo lường cho các đơn vị thuộc Tổng cục; Hội thảo “Đảm bảo đo lường tại Doanh nghiệp” tại khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam; tập huấn công tác “Quản lý Nhà nước về đo lường và hoạt động đo lường trong doanh nghiệp” tại Lạng Sơn; Hội thảo Đo lường trong kỷ nguyên số; ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh điện năng của EVN giai đoạn đến năm 2030; tiếp tục tổ chức làm việc, tuyên truyền, hướng dẫn tại các Bộ ngành, địa phương triển khai Đề án 996.

Ngoài ra, hiện nay Tổng cục đang xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ KH&CN quy định kiểm tra nhà nước về đo lường liên quan đến việc bãi bỏ nội dung quy định kiểm tra việc thực hiện phê duyệt mẫu phương tiện đo nhóm 2, lượng hàng đóng gói sẵn nhóm 2 nhập khẩu tại khâu thông quan và bỏ quy định cơ quan hải quan chỉ cho phép thông quan khi phương tiện đo nhóm 2, lượng hàng đóng gói sẵn nhóm 2 nhập khẩu đáp ứng quy định của pháp luật về đo lường, dự kiến sẽ ban hành trong tháng 6/2022.

Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục đã thực tốt công tác chuyên môn về giải quyết các thủ tục hành chính như cấp đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và hướng dẫn, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, địa phương các vấn đề liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH); đẩy mạnh hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại một số Bộ, ngành, địa phương.

Ngoài ra, để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng, Tổng cục đã tham mưu, trình Bộ KH&CN, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.

Thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung nghiên cứu, rà soát Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục đã trình Lãnh đạo Bộ KH&CN ký Báo cáo số 684/BC-BKHCN ngày 31/3/2022 báo cáo Chính phủ kết quả nghiên cứu, rà soát kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ngày 08/5/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 2850/VPCP-PL của Văn phòng Chính phủ, theo đó giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước ngày 01/11/2023.

Tổng cục tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao về thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại. Duy trì việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia theo tiến độ và kế hoạch. Trong 06 thủ tục hành chính kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia (04 thủ tục về đo lường chất lượng và 02 thủ tục về an toàn bức xạ) thì tổng số hồ sơ xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN chiếm chủ yếu (từ tháng 01/2022 đến ngày 31/5/2022 có 45.163 lượt hồ sơ).

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị ACCSQ 57 tại đầu cầu Tổng cục TCĐLCL.   

Về công tác thanh tra, Tổng cục đã ban hành Quyết định thanh tra theo kế hoạch đối với 03 cơ sở về hoạt động ĐGSPH trên tổng số 28 cơ sở theo Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 19/11/2021 của Bộ trưởng Bộ KH&CN (đạt 18% theo kế hoạch); chủ trì kiểm tra đột xuất 08 cơ sở thuộc lĩnh vực hoạt động ĐGSPH về hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 13485/ISO 13485 (qua kiểm tra phát hiện 02 cơ sở có hành vi vi phạm và lập Biên bản xử phạt với tổng số tiền là 125 triệu đồng).

Về công tác kiểm tra, kiểm tra khảo sát 13 đợt (06 đợt kiểm tra và 07 đợt khảo sát) tại 141 cơ sở kết quả cho thấy qua kiểm tra 165 mẫu và khảo sát 148 mẫu về chất lượng hàng hóa điện - điện tử, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, xăng dầu,... có 01 mẫu không đạt chất lượng; về ghi nhãn có 06/40 mẫu không phù hợp và 04/88 mẫu gửi thử nghiệm nghi ngờ không đạt yêu cầu chất lượng.

Về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất: ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Khí Việt Hàn do có nội dung ghi nhãn không phù hợp với mức phạt là 8,5 triệu đồng, buộc ghi hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Petimex Đồng Tháp do giấy phép pha chế hết hiệu lực với số tiền xử phạt là 50 triệu đồng.

Về kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu: đã xử lý 1.585 hồ sơ nhập khẩu xăng, dầu DO, LPG và dầu nhờn động cơ đốt trong, tổng khối lượng 3.830.921,803 tấn (xăng, dầu DO, LPG) và 26.593.289,041 lít (dầu nhờn động cơ đốt trong).

Tổng cục đã thực hiện tạm dừng lưu thông các hàng hóa thiết bị điện; dầu nhờn động cơ đốt trong, LPG không đạt về ghi nhãn hàng hóa; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 cơ sở là 1.106,572 triệu đồng.

Về tình hình thực hiện các công tác khác, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế/Điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng cục được quy định tại Quyết định số 08/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức các đơn vị trực thuộc theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; nghiên cứu phương án tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng phương án hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục theo quy định của pháp luật hiện hành.

Triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Tổng cục tổ chức họp Hội đồng quốc gia xét các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021; chuẩn bị xem xét hồ sơ và đánh giá tại chỗ đối với các doanh nghiệp đề nghị đạt GTCLQG; tổ chức các đoàn đánh giá giám sát tại các doanh nghiệp tham dự GTCLQG; thành lập các Hội đồng sơ tuyển GTCLQG cho các địa phương năm 2022; chuẩn bị khóa đào tạo cho các thành viên HĐST địa phương và các doanh nghiệp tham dự GTCLQG năm 2022.

Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030: đã hoàn thiện ký hợp đồng với các tổ chức chủ trì 29 nhiệm vụ thực hiện từ năm 2022; trình Lãnh đạo Bộ ký Công văn số 949/BKHCN-TĐC ngày 04/5/2022 gửi Bộ ngành, địa phương triển khai đề xuất nhiệm vụ năm 2023 và Thông báo số 950/TB-BKHCN ngày 04/5/2022 về đề xuất các nhiệm vụ năm 2023 và thực hiện công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN, Tổng cục và của Chương trình NSCL.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ: Tổng cục đang dự thảo và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các bộ ngành, địa phương và đơn vị liên quan để hoàn thiện Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg trong năm 2021; tiếp tục phối hợp các Bộ, ngành, địa phương hỗ trợ xây dựng, hướng dẫn và triển khai kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tính đến tháng 5/2022 đã có 22 địa phương phê duyệt kế hoạch năng suất; tiếp tục phối hợp, trao đổi với các tập đoàn/tổng công ty và các trường đại học triển khai Quyết định số 36/QĐ-TTg; xây dựng và tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Kế hoạch thúc đẩy nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, Tổng cục đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Tổng cục, xây dựng các quy chế, báo cáo, chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Tổng cục; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm việc xử lý văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc của Bộ, tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử.

Tổng cục đảm nhiệm tốt vai trò của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2021 - 2022 như Phó Chủ tịch Nhóm công tác cao su ASEAN (ACCSQ/RBPWG) và Phó Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp điện - điện tử ASEAN (JSC/EEE); đồng thời tổ chức và tham gia tích cực, đầy đủ các phiên họp của tổ chức quốc tế và khu vực mà Tổng cục đại diện Việt Nam tham gia với vai trò thành viên.

Triển khai có hiệu quả các chương TBT của Hiệp định FTAs đã ký kết: Hiệp định TBT/WTO, Hiệp định CPTPP, EVFTAs và FTAs khác. Thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa theo Hiệp định TBT/WTO: xử lý 1220 thông báo TBT của các nước Thành viên WTO; thực hiện cảnh báo về các biện pháp TBT cho doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan liên quan; điều phối, xử lý ý kiến quan ngại thương mại của các nước thành viên WTO đối với những biện pháp của Việt Nam.

Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn - xây dựng nhỏ do các đơn vị trực thuộc Tổng cục thực hiện luôn được chỉ đạo kịp thời; Quán triệt các đơn vị trực thuộc cũng như cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

 Hà My

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang