Trẻ phản ứng với vacxin ComBE Five: Cục Y tế dự phòng khuyến cáo gì?

author 10:43 10/01/2019

(VietQ.vn) - Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vacxin DPT-VGB-Hib; trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan...) không nên tiêm chủng vacxin ComBe Five.

Những ngày gần đây, nhiều trẻ nhỏ sau khi tiêm vacxin ComBE Five có hiện tượng phản ứng thuốc. Các phụ huynh tỏ ra lo lắng, không biết có cho con tiếp tục tiêm loại vacxin này hay không? 

Trước tình hình này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những lời khuyên dành cho các phụ huynh khi cho trẻ tiêm vacxin ComBE Five.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, để trẻ tiêm vacxin nói chung và vacxin ComBE Five an toàn, trước tiên cha mẹ phải nắm được tình hình sức khỏe của con. Cha mẹ cần chủ động thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm... 

Sau khi cho trẻ đi tiêm, cha mẹ không vội vàng cho con về nhà. Thay vào đó, ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và xử lý kịp thời nếu có phản ứng bất thường xảy ra.

Để trẻ tiêm vacxin nói chung và vacxin ComBE Five an toàn, trước tiên cha mẹ phải nắm được tình hình sức khỏe của con. Ảnh minh họa

Khi đưa con về nhà, phụ huynh nên theo dõi trong thời gian từ 24 – 36 giờ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như: sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú… hãy đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, những trường hợp không nên cho trẻ đi tiêm vacxin ComBE Five như sau: Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vacxin DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vacxin có thành phần DPT, viêm gan B, Hib (có trong vacxin  ComBE Five): Trong vòng từ 1-3 ngày có các hiện tượng sốt cao trên 39°C; dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở; co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt; khóc dai dẳng trên 3 giờ; giảm trương lực cơ. 

Ngoài ra, trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan...) cũng không nên tiêm chủng.

Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng; trẻ sốt từ 37,5°C trở lên hoặc hạ thân nhiệt bằng hoặc dưới 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách); trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B; trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày; cân nặng dưới 2.000 gram thì nên tạm hoãn tiêm vacxin DPT-VGB-Hib

Triệu Vy

Sai lầm khi tắm cho trẻ nhỏ vào mùa đông có thể gây tử vong (VietQ.vn) - Không khí lạnh mạnh đang ảnh hưởng toàn miền Bắc và miền Trung và chuyện tắm cho trẻ em cũng trở nên khó khăn hơn vì vậy khá nhiều bà mẹ mắc sai lầm.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang