Ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp

author 06:38 02/02/2021

(VietQ.vn) - Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý chiến lược được xây dựng thông qua việc tích hợp 4 quan điểm kinh doanh khác nhau vào công thức tính toán để giúp các nhà quản lý hiện thực hóa mục tiêu tổ chức đề ra.

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là gì?

Thẻ điểm cân bằng phát triển bởi hai Giáo sư Đại học Harvard (Robert S. Kaplan và David Norton) ban đầu được biết đến như một khuôn khổ đo lường hiệu suất tổng hợp trong khi vẫn cân nhắc đến các yếu tố phi tài chính để hoàn thiện hơn những phân tích, đánh giá về sự “cân bằng” của tổ chức. Sự cân bằng này được thể hiện giữa những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, giữa những chỉ số về kết quả và những chỉ số thúc đẩy hiệu quả hoạt động, giữa những khía cạnh hiệu quả hoạt động ngoại vi và nội tại. Tổng hợp lại, có 4 khía cạnh với quan hệ nhân quả có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức, bao gồm: Nguồn lực tài chính, Nghiên cứu và phát triển, Quy trình nội bộ doanh nghiệp và Quan hệ khách hàng.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã không chỉ đơn giản sử dụng thẻ điểm cân bằng để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Thay vào đó, họ sử dụng một hệ thống quản lý tinh vi hơn và lập kế hoạch chiến lược đầy đủ. Do đó, khái niệm Thẻ điểm cân bằng “mới” cũng đã được sửa đổi thành phương pháp biến kế hoạch chiến lược của tổ chức từ một nghiên cứu điển hình thành một lộ trình dài hơi được thực hiện hàng ngày.

Thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp các nhà quản lý hiện thực hóa mục tiêu 

Các bước áp dụng thẻ điểm cân bằng (BCS):

Việc chấm điểm thẻ điểm giúp đánh giá chính xác kết quả công tác của mỗi cấp độ, định ra chính sách đãi ngộ, khen thưởng thích đáng, kịp thời. Đồng thời, giúp phân bổ nguồn lực một cách khoa học, cân đối, từ đó nâng cao năng suất một cách bền vững.

Xây dựng Tuyên bố về mục tiêu

Một tuyên bố về mục tiêu sẽ truyền đạt gồm ba khía cạnh khác nhau: Mục tiêu + Lợi thế + Phạm vi.

Thiết kế lộ trình thay đổi

Nếu việc tuyên bố mục tiêu là một hoạt động hướng ngoại thì lộ trình thay đổi sẽ đóng vai trò dẫn lỗi trong nội nộ tổ chức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cải thiện điều gì trong tổ chức để đạt được mục đích của mình? Doanh nghiệp có thể kéo những đòn bẩy nào để thúc đẩy sự thay đổi? Lộ trình thay đổi của doanh nghiệp là một lưu đồ đơn giản về những thay đổi sẽ xảy ra trong tổ chức của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược.

Lập biểu đồ chiến lược

Biểu đồ chiến lược là một bản vẽ trình bày trực quan và đơn giản, dài một trang về các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, với các mối liên kết nguyên nhân và kết quả. Nó vẽ nên một bức tranh về chiến lược của doanh nghiệp, thứ mà bất kì ai đều có thể hiểu nó.

Tạo ra các giải pháp tuyệt vời

Các giải pháp thực hiện hai việc: Chúng giúp doanh nghiệp quản lý (hiểu những gì không hiệu quả) và chúng giúp doanh nghiệp động viên (mọi người phản ứng với những gì được đo lường, ngay cả khi không có khoản thù lao nào gắn liền với nó.) Chọn các giải pháp giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược của mình.

Khởi chạy một số sáng kiến

Sáng kiến ​​(hoặc dự án mà người thường nói) là nơi chiến lược của doanh nghiệp trở thành hiện thực. Hãy theo dõi sát sao những dự án này vì chúng sẽ thúc đẩy thành công của doanh nghiệp.

Lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi áp dụng thẻ điểm cân bằng

Phân tích sâu chiến lược hoạt động của bạn.

Phát triển những vấn đề căn bản của bạn bằng cách nhìn vào nhiều nguồn số liệu.

Cân đối chiến lược và nhiệm vụ của bạn.

Thay đổi những phương pháp cũ để hướng tới nhiệm vụ mục tiêu.

Bảo Linh (T/h)

Khám phá xe máy Trung Quốc 'lai' Honda Winner X và Yamaha Exciter 155(VietQ.vn) - Trung Quốc mới tung ra trên thị trường mẫu xe máy Rato SVR180, đặc biệt thiết kế của mẫu xe này được pha trộn thiết kế giữa hai chiếc xe côn khá được ưa chuộng tại Việt Nam.

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang