Yêu cầu Unilever Việt Nam báo cáo vụ thu hồi dầu gội khô nghi chứa chất gây ung thư
Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh thu hồi giấy phép kinh doanh Công ty cổ phần Tatinta
Phương Trinh Jolie quảng cáo cho sản phẩm từng bị yêu cầu thu hồi vì chứa chất cấm
Hà Nội thu hồi phù hiệu gần 1.550 phương tiện vi phạm tốc độ
Cục Quản lý Dược đã nhận được thông tin việc Bộ Y tế Canada thông báo Công ty Unilever tự nguyện thu hồi một số lô sản phẩm dầu gội khô dạng bình xịt của nhãn hiệu Dove, Tresemmé và Bed Head do liên quan đến hàm lượng benzene trong sản phẩm dưới dạng vết, mặc dù nghiên cứu độc lập cho thấy việc tiếp xúc với benzen với mức nồng độ vết phát hiện tại các lô sản phẩm này chưa ghi nhận có ảnh hưởng sức khoẻ.
Theo thông tin sơ bộ từ Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, năm 2019 và năm 2020, Công ty có công bố 3 sản phẩm dầu gội khô (TRESemmé fresh & clean dry shampoo, TRESemmé volumizing dry shampoo và Dove invisible dry shampoo) sản xuất tại Mỹ.
Unilever thu hồi dầu gội đầu Dove và một số sản phẩm khác vì nghi chứa chất gây ung thư.
Từ năm 2020, Công ty đã ngừng nhập khẩu, phân phối sản phẩm Dove invisible dry shampoo và từ tháng 9/2021 đã ngừng phân phối sản phẩm TRESemmé fresh & clean dry shampoo, TRESemmé volumizing dry shampoo.
Cục Quản lý Dược đang phối hợp với cơ quan quản lý dược các nước liên quan việc thu hồi trên và tiếp tục xác minh các nội dung Công ty Unilever báo cáo để xử lý trong trường hợp có lô sản phẩm theo thông báo Bộ Y tế Canada nêu trên lưu hành tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia y tế, benzene được phân loại là chất gây ung thư ở người. Benzene có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, qua da và đường hô hấp.
Nếu tiếp xúc với benzene trong thời gian dài có thể bị nhiễm độc. Nhiễm độc cấp tính benzen gây tổn thương da, mắt và hệ hô hấp với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có thể gây tử vong. Nhiễm độc mãn tính có thể gây rối loạn chức năng của cơ quan tạo máu, bệnh tăng sinh ác tính dòng bạch cầu, bệnh u lympho, vô sinh.
Liên quan đến tiêu chuẩn về mỹ phẩm, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã có một bộ tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO 22716:2007, với tên đầy đủ là Cosmetics — Good Manufacturing Practices (GMP) — Guidelines on Good Manufacturing Practices. Thường được gọi Hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) cho mỹ phẩm. ISO 22716 được thiết kế để đưa ra các hướng dẫn về sản xuất, kiểm soát, bảo quản, đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm.
Còn tại Việt Nam cũng đã có tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020: Mỹ phẩm. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn đối với sản xuất, kiểm soát, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm mỹ phẩm. Những hướng dẫn này bao gồm các khía cạnh về chất lượng của sản phẩm, tuy nhiên không bao gồm các khía cạnh thuộc về vấn đề an toàn đối với người tham gia trong quá trình sản xuất và không bao gồm các khía cạnh thuộc về bảo vệ môi trường. Các khía cạnh về an toàn và môi trường là trách nhiệm vốn có của công ty và có thể được điều chỉnh bởi các quy định hiện hành. Những hướng dẫn này không áp dụng để nghiên cứu các hoạt động phát triển và phân phối các thành phẩm.
Bảo Linh (t/h)