7 món ăn dân dã trong ngày Tết Đoan Ngọ ‘diệt sâu bọ’ tốt nhất

authorLăng Dương 05:16 30/05/2017

(VietQ.vn) - 7 món ăn dân dã sau thường được nhân dân ta chuẩn bị để cúng và thưởng thức trong ngày Tết Đoan Ngọ nhằm diệt sâu bọ, cầu mong sự khỏe mạnh và bình yên.

Sự kiện: Món ngon mỗi ngày

Tết Đoan Ngọ 5/5 là ngày giết sâu bọ vì theo quan niệm của dân gian, đây chính là thời điểm sâu bọ phát triển mạnh mẽ nhất. Diệt sâu bọ bằng các món ăn dân giã chính là cách “giải trừ” bệnh tật có nguy cơ xuất hiện trong cơ thể mỗi người, giúp cân bằng năng lượng, âm dương, khí huyết trong mỗi người.

Dân gian ta có câu:

Tháng tư đong đậu nấu chè

Ăn Tết Đoan Ngọ nhớ về tháng năm”

Từ lâu, phong tục cúng Tết Đoan Ngọ đã ăn sâu vào nếp sống của nhân dân ta. Cứ đến ngày này, các gia đình sẽ “đong đậu nấu chè” và chuẩn bị nhiều món ăn khác để thực hiện nghi lễ giết sâu bọ. Những nguyên liệu quen thuộc trong nền nông nghiệp lúa nước của người Việt cùng môi trường nhiệt đới ẩm phong phú đều xuất hiện trong những món ăn dân dã của người Việt ta: đó là gạo tẻ, gạo nếp, hạt kê, các loại lá cây, hoa quả nhiệt đới…

Cùng tìm hiểu những món ăn dân dã có khả năng diệt trừ sâu bọ được Việt ta ưa chuộng từ bao đời nay.

1. Rượu nếp

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ vì theo quan niệm của dân ta, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại cho sức khỏe. Rượu nếp cũng là món ăn thơm ngon, giúp tăng cường sức khỏe nên luôn được mọi người sức khỏe.

Rượu nếp là một trong những ăn được ưa chuộng nhất vào dịp Tết Đoan Ngọ

 Rượu nếp là một trong những ăn được ưa chuộng nhất vào dịp Tết Đoan Ngọ

Để chuẩn bị cúng Tết Đoan Ngọ, những người phụ nữ phải chuẩn bị các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Để món ăn đạt chất lượng tốt nhất, thúng xôi ủ cần đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu. Khi ăn, người ta đem trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu.

Khác với miền Bắc, cơm rượu được để nguyên trong bát và dùng thìa xúc ăn, cơm rượu nếp của người miền Trung được ép thành từng khối trong khi cơm rượu miền Nam được viên tròn lại để thưởng thức.

2. Bánh tro

Bánh tro được làm từ bột nếp kết hợp với tro đốt từ củi cũng là một trong những món ăn dùng để giết sâu bọ được ưa chuộng nhất. Trong quan niệm của người Việt từ xa xưa, tro củi có tác dụng làm sạch mọi vết bẩn, giết được mọi sinh vật gây hại. Người xưa còn dùng tro củi để tẩy bỏ những vết bẩn trên quần áo, đánh bay mỡ từ động vật rất hiệu quả nên.

Bánh tro được làm từ bột gạo nếp và tro củi, ăn cùng với mật mía

 Bánh tro được làm từ bột gạo nếp và tro củi, ăn cùng với mật mía

Có nhiều tên gọi khác với bánh tro như bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Người ta dùng gạo nếp ngâm cùng tro củi pha trong nước nên khi làm bánh, bánh có màu vàng đậm. Bánh được gói trong lá chuối rồi đem luộc chín, có thể thêm phần nhân ngọt hoặc mặn. Thông thường, bánh tro được ăn cùng mật mía ngọt bùi, bánh ăn mát nên rất thích hợp những lúc thời tiết nóng ẩm theo quan niệm của người xưa về ngày 5/5.

3. Hoa quả nhiệt đới

Cũng giống như những ngày lễ khác của người Việt ta, mâm cúng không bao giờ có thể thiếu được những loại hoa quả khác nhau. Với ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5, những loại quả nhiệt đới chính vụ đã được nhân dân ta sử dụng để dâng cúng và thưởng thức.

Vải là một trong những hoa quả được dùng để cúng vào Tết Đoan Ngọ

 Vải là một trong những hoa quả được dùng để cúng vào Tết Đoan Ngọ

Hai loại quả quen thuộc của người miền Bắc là quả vải, đào và mận. Đặc biệt, mận có tính chua thường rất được yêu thích vì theo quan niệm, những quả chua có thể giệt sâu bọ rất tốt. Ở miền Nam, người dân còn dùng chôm chôm để cúng ngày Tết Đoan Ngọ vì đây cũng là thời điểm chôm chôm đang lúc chín rộ.

3. Thịt vịt

Thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung. Trong khi một số người giải thích rằng vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch thì một số người khác lại lý giải rằng từ Tết Đoan Ngọ trở đi, thịt vịt sẽ béo hơn, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.

Người miền Trung ăn thịt vịt để cân bằng huyết khí trong ngày Tết Đoan Ngọ

 Người miền Trung ăn thịt vịt để cân bằng huyết khí trong ngày Tết Đoan Ngọ

Xuất phát từ nhu cầu giết sâu bọ để khỏe mạnh và chữa bệnh mà thịt vịt được người miền Trung ưa chuộng ngày này để cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể. Bởi theo đông y cổ truyền, thịt vịt còn có tác dụng bồi bổ cơ thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.

5. Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Món ăn được làm từ bột nếp, bên trong là bột đậu xanh ngào đường và nước cốt dừa. Ngoài vỏ bánh còn rắc thêm vừng để hấp dẫn và thơm hơn. 

Chè trôi nước là món ăn đặc trưng của người miền Nam vào Tết Đoan Ngọ

 Chè trôi nước là món ăn đặc trưng của người miền Nam vào Tết Đoan Ngọ

Chè trôi nước có tính mát, thích hợp với thời tiết nóng bức lại phù hợp với quan niệm diệt trù sâu bọ trong Tết Đoan Ngọ của dân ta nên không chỉ các gia đình miền Nam mà nhiều vùng miền khác cũng thực hiện món ăn này.

6. Chè kê

Người dân Huế cũng có món ăn đặc trưng riêng vào ngày Tết Đoan Ngọ. Đó là món chè kê thanh mát với vị ngọt dịu, giúp cân bằng nhiệt lượng cho cơ thể mỗi người vào ngày hè.

Người Huế nấu chè kê để ăn vào ngày 'giệt sâu bọ'

 Người Huế nấu chè kê để ăn vào ngày 'giệt sâu bọ'

Sau khi được xay hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn, hương vị khó quên.

7. Bánh khúc

Bánh khúc là đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Nùng ở khu vực Mường Khương (Lào Cai). Nguyên liệu làm bánh gồm: gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, vừng đen (khác với bánh khúc thường có thịt mỡ ở miền Bắc).

Bánh khúc được hấp hoặc rán tùy theo sở thích của các gia đình người Nùng nhưng hấp dẫn hơn cả là chao qua chảo mỡ, chiếc bánh phồng rộp, thơm lừng và có vị thơm của mỡ, hành, vừng.

Người Nùng có tục làm bánh khúc vào ngày Tết Đoan Ngọ

 Người Nùng có tục làm bánh khúc vào ngày Tết Đoan Ngọ

Với những món ăn nêu trên, mỗi món đều mang ý nghĩa diệt trừ sâu bọ vô cùng hiệu quả. Ngoài công dụng đó, có thể nhận thấy nền ẩm thực phong phú, đa dạng của người dân Việt ta trải dài từ vùng núi xuông đồng bằng, từ Bắc vào Nam trong cách chuẩn bị các món ăn dâng cúng và dành để thưởng thức ngày Tết Đoan Ngọ. Hiện nay, các món ăn này hầu như vẫn được các gia đình Việt duy trì với mong muốn sức khỏe dồi dào, thể chất vững mạnh.

Cách làm mận lắc muối ớt chua cay ngon khó cưỡng(VietQ.vn) - Cách làm mận lắc muối ớt chua cay sau đây đem đến cho bạn hai lựa chọn với những loại gia vị khác nhau, khiến bất kì ai cũng muốn nếm thử món ăn vặt ngon tuyệt này.

 Thùy Lăng (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang