Phục hồi các động vật sắp bị tuyệt chủng từ gen đông lạnh

author 19:50 15/02/2015

(VietQ.vn) -Thông tin khoa học từ các nhà nghiên cứu tại California đã cho thấy bước tiến đáng kể trong việc áp dụng công nghệ gen đông lạnh nhằm phục hồi loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, điển hình là loài tê giác.

Theo tin khoa học mới nhất trên tờ Daily Journal, công nghệ phục hồi các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng nhờ gen đông lạnh đã có những lợi ích trông thấy. Tại thành phố Escondido, California, khi một động vật ở vườn bách thú San Diego có nguy cơ tuyệt chủng bị chết sẽ được các nhà nghiên cứu lấy tinh trùng hoặc trứng, tế bào tai hoặc mắt, sau đó đóng băng chúng lại bằng dung dịch nitơ.

Thông tin khoa học cung cấp những lợi ích của cong nghệ gen đông lạnh

Thông tin khoa học cung cấp những lợi ích của cong nghệ gen đông lạnh

Ngày nay,những con tê giác trắng phương Bắc và hàng chục loài khác là tiềm năng cho bộ sưu tập tích lũy gen trong gần 40 năm cóp nhặt lại tạo nên hình thành nên ‘Vườn Bách Thú Đông Lạnh’. Các ống nghiệm được bảo quản trong điều kiện đông lạnh  là cơ sở phục hồi động vật đã bị tuyệt chủng  như loài chim Hawaii Melamprosops phaeosoma. Hiện nay đã có hơn 10.000 cá thể động vật từ hơn 1.000 loài và phân loài có gen di truyền đang được lưu giữ trong các thùng chứa bằng thép chống gỉ.

Mô hình Vườn Thú Đông lạnh được hình thành khi con tê giác Angalifu 42 tuổi bị chết tại vườn thú  Safari Park San Diego vào tháng 12 năm ngoái, và để lại 5 con tê giác trắng phương Bắc duy nhất thuộc loài tê giác này còn sống sót trên thế giới. Các nhà khoa học đang cố gắng nhanh chóng tìm ra cách sử dụng tinh trùng đông lạnh tốt nhất từ kho dông lạnh để tạo thêm các thể tê giác trắng trước khi chúng bị tuyệt chủng.

Thông tin khoa học cho biết tê giác trắng phương Bắc cần phải được bảo tồn

Thông tin khoa học cho biết tê giác trắng phương Bắc cần phải được bảo tồn

Cũng có câu hỏi đặt ra rằng liệu có đáng không khi con người phải dành hàng triệu đô la cho loài có số lượng tồn tại còn quá ít. Paul Ehrlich, một thành viên cấp cao tại Đại học Stanford chỉ ra một số nguyên nhân gốc rễ của nguy cơ tuyệt chủng một số loài như tốc độ tăng trưởng dân số và biến đổi khí hậu… vậy ông muốn thấy chúng được bảo tồn và, tất cả sẽ giúp đa dạng sinh học. Và giờ đây công việc này không còn quá xa trong danh sách những việc con người cần phải làm trước nhất.

Các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ngày một gia tăng, do vậy vườn thú ra sức bảo tồn đồng thời xem xét loài nào sẽ được ưu tiên trước nhất. Môi trường sống tự nhiên của tê giác trắng phương Bắc đa phần nằm ở các nước bị chiến tranh tàn phá như Sudan và Congo, nơi có rất nhiều kẻ săn trộm . Ngoài ra còn có những vấn đề về sản xuất đủ số lượng con cái để tránh giao phối cận huyết. Vườn thú đông lạnh giữ các tế bào nuôi của 12 con tê giác trắng phương Bắc, số lượng này nhiều hơn số tê giác đang sống sót.Chỉ có một số ít loài khác đã tăng trở lại, vì vậy đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu khoa học cần thể tiếp tục công việc nghiên cứu phục hồi chúng.

Công nghệ gen đông lạnh là tin khoa học mới hữu ích cho các loài sắp tuyệt chủng

Công nghệ gen đông lạnh là tin khoa học mới hữu ích cho các loài sắp tuyệt chủng

Tinh trùng từ Vườn thú đông lạnh được sử dụng để thụ tinh nhân tạo các động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng như gấu trúc khổng lồ vàchim trĩ monal Trung Quốc. Tế bào đông lạnh của chúng được sử dụng để nhân bản. Bò tót sống chỉ có một vài ngày trong khi bò banteng sống trong bảy năm trước khi bị sa thải sau khi đã gãy một chân. Tuy nhiên, cả hai đều có khuyết tật di truyền.

Về lý thuyết các tế bào gốc có thể tạo ra nhiều mô cơ thể. Do vậy từ một con tê giác đực có thể tạo ra được cả trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm, nhưng hiện tại phương pháp này mới được thực hiện một lần duy nhất trên chuột thì nghiệm. Phương pháp thụ tinh nhân tạo đã được thử nghiệm thành công để tạo ra các loài tê giác khác . Tê giác trắng phương Bắc sẽ được giao phối với tê giác trắng phương Nam tạo nên một giống tê giác lai . Các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm nhưng kỹ thuật nàychưa từng được thực hiện trên loài tê giác .

Thùy Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang