Vũ khí tàng hình bí mật nhất của Triều Tiên bị lộ khiến Mỹ phải dè chừng

author 16:10 13/04/2018

(VietQ.vn) - Mới đây lần đầu tiên Triều Tiên đã để lộ vũ khí tàu tên lửa tấn công nhanh có thiết kế hai thân độc đáo, bề ngoài khá "góc cạnh" và có khả năng tàng hình trước mọi radar.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo chia sẻ của các trang mạng Trung Quốc mới đây cho thấy hình ảnh rõ nét về một mẫu chiến hạm tàng hình cỡ nhỏ dạng như tàu tên lửa tấn công nhanh của Triều Tiên chưa từng xuất hiện trước đó.

Dựa trên tấm ảnh, có thể nhận thấy chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh của Hải quân Triều Tiên có thiết kế hai thân độc đáo, bề ngoài khá "góc cạnh" với ít diện tích phản xạ tín hiệu radar nhằm nâng cao khả năng tàng hình trước phương tiện trinh sát điện tử của đối phương.

 Mô hình tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình của Triều Tiên. Ảnh: Trí thức trẻ

 Mô hình tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình của Triều Tiên. Ảnh: Trí thức trẻ

Thiết kế phần thượng tầng của con tàu dễ gây liên tưởng đến cabin chỉ huy chiếc khu trục hạm DDG-1000 lớp Zumwalt của Mỹ. Tuy nhiên hệ thống điện tử của nó khá đơn sơ với chỉ 1 radar dẫn đường hàng hải cùng thiết bị liên lạc vệ tinh, chưa thấy sự xuất hiện của radar kiểm soát hỏa lực dành cho pháo cũng như tên lửa hành trình chống hạm.

Vũ khí trang bị trên tàu gồm phía mũi tàu là khẩu pháo 76 mm L/62 (nòng dài gấp 62 lần đường kính) sao chép nguyên mẫu pháo hạm Oto Melara Compact của Italia. Dựa vào kích thước của khẩu pháo thì có thể ước lượng tổng chiều dài của con tàu chỉ vào khoảng trên 20 m với lượng giãn nước 200 - 250 tấn. Ngay sau khẩu pháo chính là bệ phóng tích hợp 6 tên lửa phòng không vác vai (có thể là HT-16PGJ), đuôi tàu có 1 ụ pháo bắn nhanh cỡ 30 mm kiểu AK-630M đi kèm 2 ụ súng máy cao tốc cỡ 14,5 mm 6 nòng.

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự thì tàu tên lửa vừa ra mắt của Triều Tiên được cho là bản nâng cấp từ chiếc đã phóng thử nghiệm tên lửa Kh-35 nội địa với kích thước lớn hơn một chút.

Tên lửa diệt hạm có khả năng bảo vệ Nga trước nguy hiểm ở Syria(VietQ.vn) - Máy bay Su-34 là vũ khí sở hữu tên lửa diệt hạm có khả năng bảo vệ Nga trước mọi nguy hiểm trên chiến trường Syria.

Đáng chú ý nhất là 2 container tên lửa chống hạm có hình dáng bên ngoài rất giống bệ phóng KT-184, do vậy nhiều khả năng chính là phiên bản Kh-35 Uran-E nội địa mà Triều Tiên từng bắn thử hồi năm 2015. Các ống phóng này được giấu trong thân và chỉ đưa ra ngoài khi khai hỏa, cách bố trí rất giống với hệ thống Klub-K. Ngoài ra ở mũi tàu có vẻ còn được trang bị 2 ống phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ cỡ 324 mm, nhưng hiện vẫn chưa rõ nó được dẫn bắn bằng phương tiện nào.

Hiện tại có một số nhận định cho rằng Triều Tiên đã học tập thiết kế của Trung Quốc đối với tàu tấn công nhanh cỡ nhỏ hai thân Type 022 lớp Houbei để cho ra đời sản phẩm nội địa, tuy nhiên dễ nhận thấy rằng bề ngoài của chúng hoàn toàn khác nhau.

Mặc dù vậy, chiến hạm của Triều Tiên được cho là cũng áp dụng phương thức chiến thuật tương tự như Type 022, đó là nó chỉ đóng vai trò bệ phóng di động, tên lửa sẽ được dẫn bắn thông qua tham số cung cấp từ đài radar điều khiển hỏa lực của phương tiện khác, có thể là một chiến hạm trong đội hình, thông qua máy bay chiến đấu, hay thậm chí là trạm radar trinh sát ven bờ.

Nói tới công nghệ chế tạo tên lửa của Triều Tiên, theo nhận định của các chuyên gia quân sự, dù chưa thể đạt được “sự cân bằng về sức mạnh hạt nhân” với Mỹ như mục tiêu đặt ra, năng lực thực sự của tên lửa Triều Tiên vẫn rất đáng gờm.

Theo Sputnik, Giám đốc Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui nhấn mạnh, Triều Tiên đang tiến sát đến mục tiêu “cân bằng sức mạnh hạt nhân với Mỹ”.

Chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu về Triều Tiên thuộc Viện Khoa học Quốc gia Nga cho rằng, dù Triều Tiên có vẻ đang “nói quá” về năng lực hạt nhân của mình, quân đội nước này được cho là đủ sức “khiến Mỹ hứng chịu đòn đau” trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang