Bí kíp giữ an toàn hệ tiêu hóa của bé những ngày Tết

authorThu Thảo 21:00 28/01/2017

(VietQ.vn) - Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trong dịp lễ Tết với chế độ ăn không điều độ, thiếu chất xơ và nhiều đồ ngọt.

Trong những ngày Tết, cha mẹ thường có thói quen sử dụng thực phẩm dự trữ (dễ nhiễm khuẩn, ôi thiu…), thực phẩm chế biến sẵn (nguy cơ lạm dụng hóa chất bảo quản) và thói quen ăn uống của mọi thành viên thường bị đảo lộn. Ví dụ, chế độ ăn nhiều thức ăn giàu đạm, đường, chất béo… giảm trầm trọng chất xơ, vitamin, chất khoáng… nên rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Đặc biệt trẻ em với hệ tiêu hóa còn non yếu, khả năng thích nghi kém nên khi các bé ăn không đúng bữa, lại lạm dụng các loại thực phẩm ưa thích nhưng không tốt cho sức khỏe (bánh, kẹo, nước ngọt…), khả năng các bé mắc chứng rối loạn tiêu hóa rất cao, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho bé nếu không được điều trị kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp trong mỗi dịp Tết đến. Trẻ nhỏ thường có xu hương ăn nhiều bánh kẹo, thích uống nước có ga, do đó, lượng thức ăn ngọt vào cơ thể nhiều không còn chỗ cho các thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày, bởi đến giờ ăn chính thì bé đã no bụng. Thêm nữa, các thực phẩm vùng miền, quà tết, những món ăn lạ mà hàng ngày bé không ăn, chỉ được ăn vào dịp Tết khiến bé háo hức, ăn nhiều đôi khi lại không hợp với dạ dày của bé, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng như: đầy bụng, chán ăn, táo bón, tiêu chảy,…

tiêu hóa

 Dịp Tết, bé rất dễ mắc bệnh về tiêu hóa

Ngộ độc thực phẩm

Đây là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này là do bé ăn các thực phẩm chế biến sẵn để trong thời gian lâu nên bị nhiễm khuẩn, hoặc ăn các thực phẩm tươi sống, gỏi… Đây không chỉ là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ mà có thể xảy ra với cả người lớn. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ sẽ bị đau bụng quặn thắt, nôn mửa nhiều lần, tiêu chảy nhiều lần, thường có biểu hiện trong vài tiếng ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Trường hợp nhẹ, thì sau khi đi ngoài nhiều lần thì dấu hiệu đau bụng, chóng mặt, nôn mửa sẽ hết, nhưng bệnh nặng thì phải đưa trẻ đi đến các cơ sở cấp cứu kịp thời.

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ, đặc biệt là đối với các bé dưới 3 tuổi. Đối với trường tiêu chảy cấp tính thì virus Rota là nguyên nhân phổ biến, và thường tự hết trong thời gian khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trẻ dưới 3 tuổi bị tiêu chảy còn do những nguyên nhân sau: do ăn uống, do nhiễm khuẩn, do vi rút, do ký sinh trùng, do lạm dụng thuốc kháng sinh, hoặc do rối loạn chức năng ruột… Biểu hiện của trẻ khi gặp phải vấn đề tiêu hóa này là đi tiểu nhiều lần trong ngày, phân có nước, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, hoặc sốt… 

Khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là bù đắp nguồn nước cho con, hạn chế các thực phẩm chứa lượng đường lớn mà thay vào chế độ ăn uống dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn và chế biến loãng hơn so với thường ngày. Thêm đó, cha mẹ cần bổ sung các vi chất để phục hồi thương tổn ở biểu mô ruột một cách nhanh chóng, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.

Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Duy trì chế độ ăn đúng giờ: Dù trong những ngày Tết mẹ có bận rộn với cỗ bàn, chúc Tết, du Xuân thì mẹ cũng đừng quên bữa ăn đúng giờ của con nhé! Theo báo cáo của tạp chí Telegraph, việc duy trì bữa ăn đúng giờ sáng – trưa – chiều – tối sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bé hoạt động tốt hơn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh để tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày Tết. Nếu bé muốn ăn bánh, mứt, kẹo ngày Tết thì mẹ hãy để sau khi bé ăn sau bữa chính.

Cân bằng các nhóm chất: Để tránh tình trạng táo bón, tiêu chảy và chán ăn thì mẹ hãy cho con ăn đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng như nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất như thường ngày, tránh tình trạng bé ăn thừa đạm, chất béo, ngọt mà bé lại thiếu chất xơ khiến bé đi ngoài khó khăn hay bị tiêu chảy. Ngoài ra, để cân bằng dinh dưỡng cho cả bữa ăn của gia đình, mẹ hoàn toàn có thể dự trữ nhiều rau xanh, hoa quả ở nhà để ăn cùng với mâm cơm ấm cúng ngày Tết.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh ngày càng phong phú giúp người nội trợ có được những bữa tiệc Tết nhanh gọn. Nhưng mẹ cần hạn chế việc này bởi để bảo quản, duy trì sự thơm ngon của sản phẩm, các nhà sản xuất dùng đã thêm chất hóa học, chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo, muối, đường…tăng nguy cơ béo phì, ung thư.

Sốc: 2000 vụ cháy có nguyên nhân từ đồ gia dụng(VietQ.vn) - Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, ở Anh đã xảy ra 2000 vụ cháy liên quan đến đồ gia dụng như máy sấy, máy rửa bát, tủ lạnh.

Thu Thảo (T/h)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang