Tìm 'lối thoát' cho nông nghiệp khi biến đổi khí hậu diễn biến khó lường

author 07:10 17/11/2016

(VietQ.vn) - Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới mọi lĩnh vực, nhưng sâu sắc nhất là trong nông nghiệp. Vậy đâu là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Trong thời gian qua và thời gian tới đây, vấn đề biến đổi khí hậu có tác động rất mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực, trong đó tác động mạnh mẽ nhất là nông nghiệp.

Từ cuối năm 2014 đến 2016, do tác động của thời tiết Elnino khiến 18 tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phải chịu hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài trên diện rộng, làm ảnh hưởng tới 2 triệu người dân, thiệt hại hàng nghìn Ha lúa. Tổng thiệt hại, ước tính khoảng 15.000 tỷ đồng. Riêng trong đợt mưa lũ 2 tháng 10 và 11/2016, cũng đã gây ra hậu quả nặng nề cho đồng bào các tỉnh miền Trung.

 Hội thảo "Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu" được Báo Nông thôn ngày nay tổ chức tại Hà Nội. Ảnh Đức Mậu

Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam, bên lề Hội thảo “Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu”, ông Ngô Xuân Kiều – Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cho biết: “Vai trò của tái cơ cầu nông nghiệp trong biến đổi khí hậu đáp ứng được 2 vấn đề, đó là phát triển bền vững và giá trị gia tăng. Trong phát triển bền vững nông nghiệp, vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu là nội dung hết sức quan trọng”.

Về biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, ông Ngô Xuân Kiều cho biết, không phải bây giờ mới có mà đã triển khai từ rất lâu, trong đó có hàng loạt các biện pháp khác nhau từ công trình đến biện pháp phi công trình. Ngành nông nghiệp thực hiện biện pháp công trình từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là sau khi có chiến lược quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu quốc gia năm 2008, đến quyết định 158 của Chính phủ, Việt Nam đã triển khai rất nhiều chương trình nhằm thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Theo thống kê của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam chi tương đối nhiều cho biện pháp công trình như thủy lợi, hồ đập … tuy nhiên, phần thích ứng phần mềm, còn đầu tư tương đối hạn chế. Như thay đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu giống, để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với các điều kiện thời tiết tiết thay đổi và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể nhận biết rõ nét nhất ở các khía cạnh như thay đổi cực trị ở trong mưa, nhiệt độ, đặc biệt, nước biển dâng làm cho xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Biện pháp mềm có thể thích ứng với các kiểu thời tiết cực đoan.

Các biện pháp trên đã được người nông dân áp dụng từ lâu, từ kinh nghiệm và dần có những biện pháp thích ứng. Nhưng các biện pháp mới ở quy mô nhỏ và hiện chưa có những đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế ra sao, để nhân rộng hơn các biện pháp hiệu quả và thích ứng cao hơn, đảm bảo kế hoạch vừa thích ứng biến đổi và vừa đảm bảo kinh tế mà đảm bảo chi phí thấp nhất.

Trong thích ứng biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có Chương trình biến đổi khí hậu quốc gia với sự tham gia của tất cả các Bộ, ngành. Đây là nội dung quan trọng trong thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu COP 21, và Chương trình này sẽ sớm được Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp cũng có nhiều chiến lược khác nhau như chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu 2011 – 2016. Gần đây, vào tháng 4/2016, có Chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có liệt kê các giải pháp mang tính chiến lược có hiệu quả cao nhất, để tập trung nguồn lực cho các giải pháp đó. Trong đó, trú trọng thay đổi cơ cấu giống, thay đổi cơ mùa vụ để đạt hiệu quả tốt hơn cho cây trồng, vật nuôi. Một số vùng ven biển có thể chuyển đổi cơ cấu sản xuất, như tập trung từ lúa sang tôm – lúa hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản … Vì các vùng đó có sự xâm nhập mặn cao.

Ý nghĩa của các biện pháp đem lại đảm bảo hiệu quả kinh tế, đà tăng trưởng kinh tế nhưng cũng đảm bảo nâng cao được những trụ cột chính, như năng lực thực hiện của hệ thống nông nghiệp, đảm bảo an ninh lượng thực và đóng góp cho giảm thiểu khí thải nhà kính mà Việt Nam đã cam kết.

Ông Ngô Xuân Kiều – Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam trả lời báo chí về giải pháp và chính sách trong biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp. Ảnh Đức Mậu

Ông Kiều cho biết thêm, bảng cập nhật về kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cập nhật thường xuyên, vào tháng 8 đã có bản cập nhật cho từng tỉnh, thành phố. Dựa vào 3 kịch bản chương trình đó là kịch bản rác thải thấp, trung bình và cao và dựa vào đó để có chiến lược thích ứng cho phù hợp.

Kịch bản sẽ xây dựng theo vùng miền, kịch bản quốc gia được xây dựng theo vùng miền bởi biến đổi khí hậu ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng chưa chắc đã áp dụng được cho ĐBSCL. Về kịch bản quốc gia mang tính tổng thể nhưng cũng mang tính địa phương cụ thể.

Các địa phương cũng sẽ xây dựng kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu riêng, dựa vào kịch bản chính do Bộ TN&MT xây dựng phối hợp với một số tổ chức hỗ trợ khác trên thế giới.

Đức Mậu

Hoàn thiện các chuẩn mực thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển(VietQ.vn) - Ngày 15/11 tại Hà Nội, Hội nghị tọa đàm “Nông nghiệp hữu cơ – Giải pháp cho nông sản thực phẩm sạch” đã thảo luận giải pháp cho vấn đề thực phẩm sạch.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang