Lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư lĩnh vực KHCN

author 16:49 27/05/2015

(VietQ.vn) - Bộ KHCN luôn lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn khi đầu tư vào KHCN và sẽ kiến nghị để có những điều chính sách kịp thời.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc tại Hội nghị Huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ được tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Ngày 27.5, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (KHCN), Bộ KHCN đã tổ chức hội thảo Huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ.

Phát biểu Tham dự hội thảo, TS. Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho hay, Việt Nam mở cửa kinh tế đã gần 30 năm, nền kinh tế đã có những bước chững lại. Chính phủ Việt Nam đang muốn tái cấu trúc lại nền kinh tế và tạo ra động lực phát triển trong giai đoạn mới. Để hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh trong nước khi Việt Nam tham gia một số tổ chức kinh tế thế giới thì đầu tư khoa học công nghệ để tối ưu hóa đầu tư của Chính phủ là vấn đề quyết định. “Theo Tổng cục Thống kê, hiện tại, Việt Nam có khoảng hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa và rất nhỏ, chiếm từ 97 – 98%, khoảng 2 – 3% doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này đầu tư như thế nào để phát triển khoa họa công nghệ? Đây là những câu hỏi lớn mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm”, Thứ trưởng Phạm Công Tạc nói.

Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, những chính sách về thuế, những chính sách vĩ mô trong vấn đề này còn một số tồn tại. Những doanh nghiệp vừa nhỏ, nguồn lực không nhiều để đầu tư cho. Những doanh nghiệp lớn như Viettel nếu đầu tư cho KHCN cũng còn nhiều vấn đề cần bàn.

Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là mặt đầu tư KHCN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho hay, chúng tôi cũng muốn nghe ý kiến của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp  vừa và nhỏ, khi đầu tư cho KHCN gặp khó khăn gì để chúng tôi kiến nghị điều chỉnh chính sách. Đây là một buổi hội thảo rất đáng quan tâm.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc tại buổi hội thảo

Thứ trưởng Phạm Công Tạc tại buổi hội thảo. 

GS. Tateo Arimoto, Giám đốc Chương trình Chính sách KHCN và Đổi mới, GRIPS (Nhật Bản) cho hay, ở Nhật có các tổ chức dùng để xúc tiến khoa học công nghệ và đổi mới là Bộ KHCN, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản…Trong vòng mấy chục năm gần đây, Chính phủ Nhật Bản đặt ra các kế hoạch 5 năm với các chương trình nghiên cứu cơ bản. Hiện Thủ tướng Nhật đã xây dựng một ưu tiên phát triển kinh tế ưu tiên dựa vào phát triển và đổi mới KHCN, trong đó chú trọng khôi phục hệ thống kinh tế xanh và năng lượng, công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, đặc biệt là tập trung vào tổ chức Olympic 2020 trong đó có sự đóng góp của KHCN.

Theo GS. Tateo Arimoto, hầu hết các kỹ sư, các cán bộ trong trường đại học đều có kế hoạch hoạt động, nghiên cứu của mình. 10 năm gần đây Chính phủ Nhật Bản xây dựng trung tâm nghiên cứu để phát triển ra những chiến lược KHCN mới để đáp ứng những nhu cầu của xã hội, Viện này đã công bố một lượng lớn những tài liệu liên quan đến KHCN, khoa học vật liệu, phương pháp tiếp cận từ dưới lên, để KHCN tiếp cận được với xã hội và thị trường. Trong lĩnh vực năng lượng, môi trường, sức khỏe, chăm sóc y tế, lối tiếp cận cũng tương tự. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, 30 năm trở lại đây, các dịch vụ được mở rộng cho thị trường. Tất cả các tổ chức đều được ràng buộc tài chính chặt chẽ nên có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nước và quốc tế. Các nguồn tài trợ cũng được tổ chức theo cách tương tự.

Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Sơn Kova...cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm đầu tư cho lĩnh vực KHCN rất thiết thực.

Trần Hoài

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang