Xét xử BS Lương: Đại biểu Quốc hội nói gì khi Bộ trưởng Y tế chưa có ý kiến

author 16:12 31/05/2018

(VietQ.vn) - Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng không phải “việc gì Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cứ phải nói, phải nhúng vào”.

Trí thức trẻ thông tin, xung quanh phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan đến sự cố y khoa khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, nhiều ý kiến thắc mắc việc Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chưa có bất cứ phát ngôn chính thức nào từ khi tòa xử.

Thậm chí, khi có đại biểu Quốc hội (ĐBQH) giơ biển tranh luận về diễn biến phiên tòa, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế nói về vụ việc, dù có mặt tại Hội trường nhưng Bộ trưởng không có ý kiến gì.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, hiện nay phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương đang trong quá trình nghị án, chưa có phán quyết cuối cùng nên Bộ trưởng Bộ Y tế không nhất thiết phải nói về vụ án này.

bo-truong-bo-y-te-khong-len-tieng-ve-vu-bac-si-hoang-cong-luong-dbqh-neu-quan-diem

 Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Trí thức trẻ

"Tôi cho rằng, không phải cái gì, việc gì Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cứ phải nói, phải nhúng vào mà quan trọng cuối cùng cần có biện pháp để không lặp lại sự cố y khoa nghiêm trọng đến như vậy.

Muốn không lặp lại sự cố cần xây dựng hệ thống quy trình, quy chế đầy đủ và giáo dục tinh thần trách nhiệm của nhân viên ngành y", ông Quốc nói.

Ông Quốc không đồng tình với một số ý kiến cho rằng Bộ trưởng Bộ Y tế phải đứng lên bảo vệ nhân viên của ngành như bác sĩ Hoàng Công Lương, khi vụ án đang được các cơ quan tố tụng, bảo vệ pháp luật xét xử.

"Nếu nói nhân viên ngành y ra tòa, Bộ trưởng Y tế phải lên tiếng bảo vệ thì như vậy bất cứ người của Bộ ngành nào ra tòa, lãnh đạo cũng ầm ầm đứng lên bảo vệ hay sao?

Chúng ta đã giao cho tòa thì cần phải tôn trọng tính độc lập, không để HĐXX chịu sức ép nào và để cơ quan này phân xử, qua đây rút kinh nghiệm, điều chỉnh tất cả về các mặt pháp lý, điều hành", ông Quốc nêu.

Còn theo Infonet, trước luồng dư luận thắc mắc vì sao Bộ trưởng Bộ Y tế không lên tiếng từ khi vụ việc xảy ra, ĐB Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, về luật thì đã có Vụ Pháp chế - đại diện cho Bộ Y tế trả lời.

Trước đó, theo Tuổi Trẻ, tại phiên tòa xét xử vụ 9 bệnh nhân chạy thận tử vong chiều 25/5, luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương đã dành phần lớn thời gian chỉ ra trách nhiệm của BVĐK Hòa Bình, Sở Y tế tỉnh này và Bộ Y tế.

Trong suốt 7 năm đưa đơn nguyên thận nhân tạo vào hoạt động, bệnh viện không ban hành quy trình chạy thận riêng cũng như quy trình quản lý chất lượng nguồn nước RO. Bộ Y tế thì đến sau khi xảy ra sự cố chết người mới rà soát ban hành 52 quy trình, trong đó có 7 bước liên quan đến hệ thống lọc nước RO.

“Như vậy, sự cố xảy ra nguyên do không có quy trình, không có hành lang pháp lý liên quan. Nửa năm sau sự cố, Bộ Y tế mới xây dựng hành lang pháp lý, vậy tại sao lại quy tội các bị cáo ngồi đây khi mà bác sĩ Hoàng Công Lương chỉ có nhiệm vụ điều trị bệnh?” - luật sư Phúc nói.

Các đầu số mới cho sim 11 số về 10 sốBộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) ban hành Kế hoạch chuyển đổi mã mạng kèm theo Quyết định 798/QĐ-BTTTT ngày 25/5/2018. Theo đó, Nội dung chính của Kế hoạch là chuyển đổi mã mạng VSAT từ 99.2xxxxxx sang mã mạng 67.2xxxxxx và chuyển đổi mã mạng của thuê bao di động 11 số về 10 số.

Nói đến việc Bộ Y tế có cả Vụ Thiết bị y tế, hàng trăm cán bộ mà không tạo ra được tiêu chuẩn do ngành quản lý, trong đó có chạy thận nhân tạo, luật sư Phúc đặt câu hỏi: “Phải chăng chỉ có người dân chết là không đúng quy trình, còn tất cả chúng ta đều đúng quy trình?”.

Với các lập luận chứng minh Bộ Y tế buông lỏng quản lý trang thiết bị y tế, luật sư này còn cho rằng bộ phải chịu trách nhiệm lớn vì hệ thống lọc RO là sản phẩm duy trì sự sống của con người.

Hà Thu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang