Các loại hải sản quen thuộc tiềm ẩn độc tố gây chết người nếu ăn sai cách

author 06:50 13/12/2016

(VietQ.vn) - Hải sản là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe nhưng trên thực tế cũng có nhiều loại hải sản mang nhiều độc tố gây tử vong.

Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống, theo Viện Hải dương học Nha Trang vừa nghiên cứu và công bố 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển Việt Nam. 

Trong số 39 loài sinh vật có chứa chất độc này, có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.

Đa số những loài sinh vật độc hại nói trên đều có ở vùng biển nước ta, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh… chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Hải sản là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Hải sản là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa 

Các loại cá nóc

Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.

Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nom không có vẻ gì đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 – 70 người.

Động vật thân mềm hai mảnh vỏ

Nếu cơ thể ăn quá nhiều loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ như sò, ngao,… thì có thể sẽ dẫn tới thiếu vitamin B1, một loại vitamin cần thiết cho hoạt động của thận và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu những loại này nêu được nấu quá khi chế biến thì có thể dẫn tới việc làm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng vitamin B1 hiện đang có trong cơ thể bạn.

Tôm

Là một loại động vật ăn thức ăn bao gồm cả thực vật ký sinh và da của động vật chết. Chính vì thế, khi con người ăn tôm sẽ dễ bị ứng. Đồng thời, trong tôm có chứa hàm lượng purin cao có thể dẫn tới sự tích tụ của các chất này gây ra bệnh gút và viêm khớp ở những người ăn quá nhiều.

Hàu

Thường thì hàu dễ bị nhiễm các độc tố, vi khuẩn dưới nước, khi một người ăn quá nhiều hàu hoặc không được chế biến kỹ thì dễ dẫn tới bị ngộ độc.

Hải sản là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Hàu là thực phẩm rất dễ nhiễm độc. Ảnh minh họa 

Tác hại chết người của nọc độc hải sản

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bản chất các độc tố của phần đông các hải sản trên thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ tim mạch gây ra những triệu chứng ngộ độc rất trầm trọng.

Hầu hết chúng là những chất độc nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao trong thời gian rất nhanh, với liều độc thấp. Cụ thể, chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải sản khác như mực đốm xạnh, so biển, cá bống vân mây, v.v.. là tetrodotoxin, có tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Ngoài ra, thông tin trên báo Lao động, trong một số trường hợp, ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Ngộ độc hải sản còn có thể chuyển biến rất nặng với một số đối tượng, gây sốc phản vệ, ngừng tim, ngừng thở và tử vong nhanh chóng.

Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên, nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường, những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm tính mạng.

Ta cũng không nên uống trà sau khi ăn hải sản. Bởi trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan. Hải sản vốn dĩ đã sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh...) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang