Cây trồng biến đổi gen sẽ làm mất giống quý của Việt Nam

author 15:48 01/09/2013

(VietQ.vn) - Nếu đưa các giống cây biến đổi gen vào Việt Nam sẽ làm biến đổi quần thể, mất các giống quý của chúng ta.

Lợi thì có lợi…

Thực phẩm biến đổi gen (Gene Modified - được gọi tắt là GM, hay thực phẩm công nghệ sinh học) là những thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật đã được biến đổi gen thông qua các biện pháp kỹ thuật của con người. Sinh vật biến đổi gen sẽ có những thay đổi cấu trúc DNA của họ bằng các kỹ thuật kỹ thuật di truyền để tạo ra những sản phẩm như mong muốn của con người.

Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, các cây ngô biến đổi gen sẽ thụ phấn với các cây ngô truyền thống của Việt Na,m, làm biến đổi gen, mất giống quý của chúng ta.
Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, các cây ngô biến đổi gen sẽ thụ phấn với các cây ngô truyền thống của Việt Na,m, làm biến đổi gen, mất giống quý của chúng ta.

Những kỹ thuật này là chính xác hơn nhiều so với đột biến gen (đột biến giống). Nó là thực phẩm có được nhờ việc đưa ADN của một loại, có thể là vi khuẩn, virut, động vật hay con người vào ADN của cây trồng, vật nuôi khác để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới.

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, GS.TS Trương Nam Hải, Viện trưởng viện Công nghê sinh học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cho rằng, chúng ta cần áp dụng công nghệ biến đổi gen vào nông nghiệp, để tăng năng suất, giảm sâu bệnh.

Hiện nay đã có khoảng 10 loại cây trồng biến đổi gen được canh tác như ngô, đậu tương, đu đủ, khoai tây, cây cải dầu…Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ đứng đầu thế giới về diện tích canh tác cây GM lần lượt là 36,6 triệu ha, 23,9 triệu ha, 11.6 triệu ha, 10.8 triệu ha.

Cây trồng biến đổi gen giúp tăng năng suất, nâng cao thu nhập, giúp bảo tồn đa dạng sinh học do tiết kiệm đất, giúp giảm các tác động đến môi trường do giảm các nhu cầu đầu vào từ bên ngoài, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, giảm phát thải khí CO2, bảo tồn đất và nước; góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo.

…nhưng giống quý không còn?

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam về cây trồng biến đổi gen, PGS.TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho rằng, đúng là các cây loại này tăng năng suất và hạn chế sâu bệnh.

Tuy nhiên, nếu nền KHCN Việt Nam chưa lớn đến mức tự túc được nguồn giống thì chúng ta phải nhập giống biến đổi gen của các nước phát triển. Và dần dần sẽ bị phụ thuộc nguồn đầu vào của họ.

Nhưng điều nguy hiểm nhất là các loại cây trồng biến đổi gen này sẽ “giao thoa” với các cây trồng truyền thống sẽ lấn át các gen quý của những cây trồng ở Việt Nam (v. Dần dần, chúng ta sẽ có nguy cơ mất các giống quý. Thực tế hiện nay, nhiều loại thực phẩm tuy to hơn, trông màu sắc đẹp hơn…nhưng lại không còn những hương vị đặc trưng như ngày trước.

Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, ngay tại các nước có nền công nghệ sinh học phát triển, họ cũng rất thận trọng khi sản xuất cây trồng biến đổi gen. Thường là họ bán cho các nước đang phát triển giống biến đổi gen, chứ chưa sử dụng thực phẩm biến đổi gen.

PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, thành viên Hội đồng Chính sách KHCN Quốc gia cũng cho biết, cây trồng biến đổi gen chưa được sử dụng phổ biến trên thế giới. Với Việt Nam, cần thận trọng hơn nữa, vì nó ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản, khi mà thị trường đến của chúng ta là các nước có nhiều tôn giáo và họ cũng chưa ủng hộ thực phẩm biến đổi gen.

Nhật Minh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang