Chính sách tiền tệ, ngân hàng dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế

author 07:13 16/11/2012

(VietQ.vn) - "Bằng những biện pháp của mình họ sẽ tạo ra lợi nhuận ảo, trên lợi nhuận ảo đó họ có thể chia cổ phần hoặc tăng vốn. Do vậy các tổ chức tín dụng phải đứng trên đôi chân của mình và thể hiện đúng cái mình đang hoạt động...."

Đó là nhận định của Ông Phạm Kinh Luân trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí mới đây về vấn đề "Những điểm chú ý về chỉ thị và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng cuối năm 2012 – đầu năm 2013".

Có nhiều ý kiến cho rằng chỉ thị 06 tiếp tục thể hiện quan điểm điều hành để cho Việt Nam có một thị trường tiền tệ vững mạnh. Ông có đồng tình với quan điểm này không ?

Đó là điều hoàn toàn chính xác, vì chính sách tiền tệ vững mạnh phục vụ chung cho mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Chỉ thị 06 được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao
Chỉ thị 06 được hi vọng sẽ kiềm chế lạm phạt, ổn định kinh tế vĩ mô

Để làm điều đó ngân hàng nhà nước đưa ra một lộ trình, những việc mà họ sẽ làm, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải làm, và các cơ quan tham mưu của ngân hàng nhà nước sẽ xây dựng hệ thống pháp lý phục vụ cho họ. Năm nay với chỉ thị 06 ( 06/11/2012) vừa rồi thì ngân hàng nhà nước chỉ ra điều đó với mục tiêu phục vụ cho mục tiêu chung đó là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển hợp lý và gắn với tái cấu trúc nền kinh tế.

Thứ nhất đó là kiểm soát lãi suất huy động nguồn cho vay hợp lý và phù hợp với mức độ rủi ro tức là mặt bằng lãi suất cho vay là không có mà phải cạnh tranh căn cứ vào mức độ rủi ro.

Thứ hai là thị trường vàng thì phải theo quan hệ mua bán chứ không phải quan hệ huy động để cho vay, thị trường ngoại tệ hiện nay đang đẩy dần sang quan hệ mua và bán nhưng cho vay là huy động thì vẫn còn khía cạnh huy động và nó sẽ làm cho hoạt động của tổ chức tín dụng nó phải khác đi.

Có một điểm rất đáng lưu ý đó là các tổ chức tín dụng mà không trích lập dự phòng rủi ro sẽ không được chia cổ tức tăng lương hoặc là thưởng. Ông có đánh giá như thế nào về động thái này ?

Như trước đây bằng những biện pháp của mình họ sẽ tạo ra lợi nhuận ảo, trên lợi nhuận ảo đó họ có thể chia cổ phần hoặc tăng vốn. Do vậy các tổ chức tín dụng phải đứng trên đôi chân của mình và thể hiện đúng cái mình đang hoạt động.

Như vậy theo ông thì chỉ thị 06 này sẽ có tác động như thế nào tới hệ thống tín dụng ?

Thực ra tôi nghĩ nó có tác dụng nhiều đến hệ thống tín dụng là các tổ chức tín dụng hiện nay với những biện pháp như vậy thì người ta sẽ không phải phát triển một cách ồ ạt mà nhiều hơn là người ta phải tự nhìn vào bản thân mình để thay đổi về nhận thức cho phù hợp với cái hoàn cảnh đặt ra và điều kiện đặt ra chứ không phải như trước đây.

Họ phải tự thay đổi cấu trúc nguồn vốn, thay đổi chính sách huy động vàng, hoặc là thay đổi mối quan hệ trong thị trường vàng hoặc là ngoại hối thì lập tức việc huy động và cho vay đó làm cho thay đổi cơ cấu tài sản thì người ta pahir điều chỉnh.

Thứ hai là khi mà người ta đã hoạt động cho vay mà bị giám sát chặt chẽ với những tỷ lệ khác nhau thì việc mà đầu tư chéo, sở hữu chéo hoặc là những việc cho vay sân sau sẽ phải kiểm soát rất chặt chẽ và họ phải giả quyết được những vấn đề đó. Những vấn đề về nợ xấu họ phải tự tìm cách giải quyết, nó sẽ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của tổ chức tín dụng.

Ông Phạm Kinh Luân - Chuyên gia phân tích tài chính độc lập

Những ảnh hưởng này thì có gây khó khăn cho ngân hàng không khi mà ngân hàng nhà nước yêu cầu rằng họ phải chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản và đáp ứng kịp thờ nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế và các nhu cầu thanh toán nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013 thưa ông ?

Bản chất của ngân hàng thương mại là một thực thể khi họ tham gia vào thị trường tài chính, thị trường tiền tệ thì họ phải chấp nhận cái nguyên tắc là phải tự huy động và cho vay, tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình và tất cả việc họ làm phải phù hợp với quy định hợp lý của cơ quan quản lý nhà nước, họ phải thích ứng được cái điều kiện như vậy và đó là trách nhiệm của họ.

Về tiềm lực của kho bạc nhà nước đó là thưởng chi ngân sách, cuối năm thưởng chi ngân sách rất lớn, tất cả sẽ quyết toán vào khoảng 25/12 do vậy nhu cầu chi rất lớn từ đó mọi người sẽ rút tiền ào ạt ra lúc đấy hoạt động của thị trường phải mở rộng ra trên cơ sỏ đối lưu giữa trái phiếu chính phủ và dòng tiền. Để đảm bảo hài hòa thì theo tôi nguyên tắc đầu tiên các tôt chức tín dụng họ phải tự chịu trách nhiệm của mình.

Xin cảm ơn ông !

Long Nguyễn (lược ghi)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang